Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được hoạt động khi nào? Vị trí kiểm tra tải trọng xe phải đáp ứng yêu cầu gì?

Cho tôi hỏi Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có nhiệm vụ gì? Trạm này được hoạt động khi nào? Và vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe phải đáp ứng yêu cầu như thế nào? - Câu hỏi của anh Ngọc (Bình Thuận)

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có nhiệm vụ gì?

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 thì Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động là Trạm được cơ quan có thẩm quyền thành lập; được trang bị các thiết bị kiểm tra, theo dõi lưu động, xách tay hoặc gắn trên xe chuyên dụng để kiểm soát và xử lý các xe vi phạm quá khổ, quá tải tại những vị trí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được hoạt động khi nào?

Căn cứ Điều 8 Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định về tổ chức hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động như sau:

Tổ chức hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
1. Mô hình tổ chức của Trạm do UBND cấp tỉnh quy định; Trạm hoạt động theo Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được UBND cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.
2. Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của người phụ trách thực hiện Kế hoạch và các lực lượng phối hợp tham gia kiểm soát tải trọng xe.
3. Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng xe, Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
4. Vị trí kiểm tra tải trọng xe
a) Vị trí dừng xe để kiểm tra phải đảm bảo an toàn, không gây ùn tắc giao thông;
b) Chọn những nơi có đủ diện tích để đặt Trạm và hạ tải hoặc chỗ đường rộng không làm cản trở, ách tắc giao thông; bệ đặt cân điện tử phải đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định tại QCVN 66:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe;
c) Không cân xe, hạ tải trên mặt đường đối với những đường hẹp chỉ đủ 02 làn xe chạy, đường cao tốc, đường có mật độ phương tiện lưu thông cao dễ gây ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông.
5. Các lực lượng tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuân thủ theo sự phân công điều hành trực tiếp của người được giao phụ trách thực hiện Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe; khi giải quyết và xử lý công việc nếu có ý kiến khác nhau giữa các thành viên của mỗi ngành, người được giao phụ trách thực hiện Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo cấp trên giải quyết.
6. Cơ quan quản lý xây dựng và ban hành nội quy, quy chế nội bộ của Trạm trên cơ sở các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo đó, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động hoạt động theo Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được UBND cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.

Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng xe, Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.

Vị trí kiểm tra tải trọng xe phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định về vị trí kiểm tra tải trọng xe như sau:

Tổ chức hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động
...
4. Vị trí kiểm tra tải trọng xe
a) Vị trí dừng xe để kiểm tra phải đảm bảo an toàn, không gây ùn tắc giao thông;
b) Chọn những nơi có đủ diện tích để đặt Trạm và hạ tải hoặc chỗ đường rộng không làm cản trở, ách tắc giao thông; bệ đặt cân điện tử phải đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định tại QCVN 66:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe;
c) Không cân xe, hạ tải trên mặt đường đối với những đường hẹp chỉ đủ 02 làn xe chạy, đường cao tốc, đường có mật độ phương tiện lưu thông cao dễ gây ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Theo đó, vị trí kiểm tra tải trọng xe phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Vị trí dừng xe để kiểm tra tải trọng xe phải đảm bảo an toàn, không gây ùn tắc giao thông;

- Chọn những nơi có đủ diện tích để đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và hạ tải hoặc chỗ đường rộng không làm cản trở, ách tắc giao thông;

- Bệ đặt cân điện tử phải đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định tại QCVN 66:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe;

- Không cân xe, hạ tải trên mặt đường đối với những đường hẹp chỉ đủ 02 làn xe chạy, đường cao tốc, đường có mật độ phương tiện lưu thông cao dễ gây ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,160 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào