Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí những trang thiết bị nào? Phải bố trí bao nhiêu nhân viên thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe?

Cho tôi hỏi trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí những trang thiết bị nào? Phải bố trí bao nhiêu nhân viên thực hiện việc kiểm tra tải trọng xe? Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí ở những địa điểm nào? Câu hỏi của anh Tân (Vĩnh Long).

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí những trang thiết bị nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 1472/QĐ-TCĐBVN năm 2013 như sau:

Trang thiết bị và nhân viên kỹ thuật cân của trạm KTTTXLĐ
1. Tùy thuộc điều kiện cụ thể, trạm KTTTXLĐ có thể trang bị các thiết bị sau:
a) Cân kiểm tra quá tải xe hiển thị trực tiếp và có kết nối với máy tính dùng để cân khẳng định tải trọng;
b) Máy tính, máy in và thiết bị kết nối mạng di động;
c) Thiết bị đo tốc độ xe đang di động;
d) Các dụng cụ đo kích thuớc;
đ) Ống nhòm, máy ảnh, máy quay phim;
e) Dây điện và dây tín hiệu kéo dài các loại;
g) Các loại biển báo di động;
h) Loa phóng thanh cố định hoặc cầm tay;
i) Xe ô tô chuyên dụng;
k) Các thiết bị hỗ trợ khác.
...

Theo đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có thể được bố trí những trang thiết bị như sau:

- Cân kiểm tra quá tải xe hiển thị trực tiếp và có kết nối với máy tính dùng để cân khẳng định tải trọng;

- Máy tính, máy in và thiết bị kết nối mạng di động;

- Thiết bị đo tốc độ xe đang di động;

- Các dụng cụ đo kích thuớc;

- Ống nhòm, máy ảnh, máy quay phim;

- Dây điện và dây tín hiệu kéo dài các loại;

- Các loại biển báo di động;

- Loa phóng thanh cố định hoặc cầm tay;

- Xe ô tô chuyên dụng;

- Các thiết bị hỗ trợ khác.

Trong quá trình vận hành, trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động sử dụng hệ thống điện lưới để làm việc. Trong trường hợp không có điện lưới thì sử dụng nguồn điện từ xe ô tô chuyên dụng (Theo khoản 2 Điều 3 Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 1472/QĐ-TCĐBVN năm 2013).

tải trọng

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (Hình từ Internet)

Phải bố trí bao nhiêu nhân viên thực hiện việc kiểm tra tải trọng ở trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động?

Theo khoản 3 Điều 3 Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 1472/QĐ-TCĐBVN năm 2013 như sau:

Trang thiết bị và nhân viên kỹ thuật cân của trạm KTTTXLĐ
...
3. Yêu cầu tối thiểu 04 nhân viên kỹ thuật cân để vận hành trạm KTTTXLĐ.

Theo đó, ở mỗi trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phải bố trí tối thiểu 04 nhân viên kỹ thuật cân để vận hành trạm.

Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bố trí ở những địa điểm nào?

Theo Điều 5 Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định 1472/QĐ-TCĐBVN năm 2013 như sau:

Lựa chọn vị trí đặt trạm KTTTXLĐ
1. Trạm KTTTXLĐ được thiết lập tạm thời trên một đoạn tuyến có yêu cầu kiểm soát và cưỡng chế xe quá tải, quá khổ tại vị trí có đủ điều kiện để bố trí các thiết bị đo lường và chỗ dừng đỗ xe, đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị và an toàn giao thông.
2. Chỉ bố trí trạm KTTTXLĐ tại các vị trí có từ hai làn đường trở lên và phải có phần lề đường đủ rộng hoặc các bãi đất tự nhiên bên đường để phục vụ việc dừng, đỗ xe.
3. Vị trí bố trí trạm KTTTXLĐ phải đảm bảo đủ tầm nhìn, độ dốc dọc bình quân trong phạm vi chiều dài 50 m tại khu vực đặt cân phải dưới 2 %. Trên diện tích đặt cân xách tay phải đảm bảo độ dốc dọc và ngang dưới 1 %.
4. Bệ đặt cân trên diện tích đặt cân xách tay phải được làm bằng bê tông cốt thép, có bề mặt bằng phẳng để đảm bảo đặt cân thăng bằng; bệ đặt cân có năng lực chịu tải tối thiểu gấp 3 lần mức tải trọng giới hạn được phép lưu hành; không được phép lún lệch, lún quá lớn hoặc biến dạng khi có tải trọng. Chiều rộng bệ tối thiểu là 3,5 m, chiều dài bệ tối thiểu là 6 m để đảm bảo đủ diện tích đặt cân xách tay và băng dẫn lên cân nằm hoàn toàn trên bệ.
5. Đơn vị quản lý và vận hành trạm KTTTXLĐ có trách nhiệm khảo sát lựa chọn các vị trí có thể đặt trạm KTTTXLĐ trên các tuyến Quốc lộ và đường bộ địa phương để chuẩn bị mặt bằng đặt trạm KTTTXLĐ đảm bảo các yêu cầu trên.

Theo đó, trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được thiết lập tạm thời trên một đoạn tuyến có yêu cầu kiểm soát và cưỡng chế xe quá tải, quá khổ tại vị trí có đủ điều kiện để bố trí các thiết bị đo lường và chỗ dừng đỗ xe, đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị, an toàn giao thông và bảo đảm các yêu cầu sau:

- Chỉ bố trí trạm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tại các vị trí có từ hai làn đường trở lên và phải có phần lề đường đủ rộng hoặc các bãi đất tự nhiên bên đường để phục vụ việc dừng, đỗ xe.

- Vị trí bố trí trạm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phải đảm bảo đủ tầm nhìn, độ dốc dọc bình quân trong phạm vi chiều dài 50 m tại khu vực đặt cân phải dưới 2 %. Trên diện tích đặt cân xách tay phải đảm bảo độ dốc dọc và ngang dưới 1 %.

Đơn vị quản lý và vận hành trạm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có trách nhiệm khảo sát lựa chọn các vị trí có thể đặt trạm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên các tuyến Quốc lộ và đường bộ địa phương để chuẩn bị mặt bằng đặt trạm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động đảm bảo các yêu cầu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,169 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào