Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc mà có việc tang của gia đình thì có được xem xét cho về nhà để lo việc gia đình không?

Tôi có con trai đang ở trong cơ sở giáo dục bắt buộc, nay chồng tôi mất thì con trai tôi có được xem xét cho về nhà để lo hậu sự của gia đình không? Nếu được thì tôi cần làm gì? Đây là câu hỏi của chị Hồng Vân đến từ Kiên Giang.

Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc mà có việc tang của gia đình thì có được xem xét cho về nhà để lo việc gia đình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
1. Khi có việc tang của gia đình gồm: vợ hoặc chồng; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ; người trực tiếp nuôi dưỡng; anh, chị, em ruột hoặc có trường hợp khó khăn đặc biệt và có đơn xin bảo lãnh của thân nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể xem xét cho trại viên về gia đình không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường. Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
2. Khi giải quyết cho trại viên về gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này, đại diện thân nhân trại viên đến nhận trại viên và viết cam kết quản lý trại viên trong thời gian được về nhà và chịu trách nhiệm đưa trại viên hở lại cơ sở giáo dục bắt buộc đúng thời gian quy định.
3. Hết thời hạn được về gia đình, trại viên phải tự giác đến chấp hành, nếu không tự giác thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức đưa trại viên đó trở lại cơ sở giáo dục bắt buộc; nếu trại viên trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm.

Như vậy khi gia đình có tang thì trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được xem xét cho về gia đình nếu có đơn xin bảo lãnh của thân nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể xem xét cho trại viên về gia đình không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường.

Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

Chính vì vậy để con trai được về nhà trong trường hợp này thì chị cần đơn xin bảo lãnh và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Cơ sở giáo dục bắt buộc

Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)

Trường hợp trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc chết thì được giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giải quyết trường hợp trại viên chết
1. Khi có trại viên chết, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành giám định pháp y xác định nguyên nhân chết và có sự chứng kiến của đại diện Ban giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, đại diện gia đình trại viên (nếu có), làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông báo cho thân nhân trại viên. Sau đó, phải gửi giấy chứng tử cho thân nhân trại viên (nếu có) và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp trại viên chết khi đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp trại viên chết đã rõ nguyên nhân khi có kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc mời đại diện Cơ quan điều tra, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, đại diện gia đình của trại viên chết (nếu có) đến để lập biên bản theo quy định.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi. Kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trong trường hợp gia đình của người chết có đơn đề nghị nhận tử thi, hài cốt (đã được cải táng trên 03 năm) về mai táng thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể xem xét, quyết định, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Đơn đề nghị phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc vi phạm nội quy thì có những hình thức xử lý kỷ luật nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với trại viên
...
2. Trại viên vi phạm nội quy thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách ly với trại viên khác tại buồng kỷ luật từ 05 đến 10 ngày. Trong thời gian cách ly không được thăm gặp thân nhân.
d) Hạn chế số lần thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại, số lần và số lượng nhận quà.
...

Như vậy trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc vi phạm nội quy thì có những hình thức xử lý kỷ luật như trên.

Các quyết định kỷ luật sẽ được lưu vào hồ sơ của trại viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,074 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào