Trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường có là Chứng khoán kinh doanh? Phương pháp kế toán đối với lãi trái phiếu định kỳ?
Trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường có thế là Chứng khoán kinh doanh không?
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành (khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).
Trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường có thế là Chứng khoán kinh doanh không?
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 15 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm:
- Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán;
- Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,...nắm giữ đến ngày đáo hạn .
b) Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:
- Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);
- Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán thì không thể là Chứng khoán kinh doanh.
Trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường có là Chứng khoán kinh doanh? Phương pháp kế toán đối với lãi trái phiếu định kỳ? (hình từ internet)
Tài khoản 1212 - Trái phiếu phản ánh những thông tin gì?
Tài khoản 1212 - Trái phiếu được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh
Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.
Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1212 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu… Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.
Theo đó, tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2 gồm:
- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1212 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu… Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.
Như vậy, Tài khoản 1212 - Trái phiếu phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời.
Phương pháp kế toán đối với lãi trái phiếu định kỳ được quy định ra sao?
Phương pháp kế toán đối với lãi trái phiếu định kỳ được quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
(i) Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua (giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:
Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh
Có các TK 111, 112, 331
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
(ii) Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác:
- Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:
Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi;
Nợ các TK 111, 112, 138....
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.