Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp được quy định như thế nào?
Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Căn cứ Điều 3 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc phối hợp trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý và phối hợp giữa các cấp, các ngành để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.”
Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Căn cứ Điều 7 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
1. Khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thuộc thẩm quyền giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi nhận được thông tin có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi lãng phí và thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra (nếu có). Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí phải chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh, xử lý.
2. Việc xác minh thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:
a) Tình hình quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động có liên quan đến thông tin phát hiện lãng phí tại cơ quan, tổ chức;
b) Làm rõ sự việc lãng phí theo thông tin phát hiện;
c) Xác định hành vi lãng phí, mức độ lãng phí.
3. Căn cứ kết quả xác minh:
a) Trường hợp có lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, khắc phục; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả xử lý hành vi lãng phí; thực hiện giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.
Thời hạn xử lý không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí; trường hợp cần thiết có thể gia hạn xử lý thông tin một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với nội dung phức tạp thì không quá 60 ngày.
b) Trường hợp chưa có cơ sở để xác định có lãng phí xảy ra hoặc thông tin không đúng sự thật thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xác minh, cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận thông tin phát hiện lãng phí có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi có yêu cầu.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp do chậm ngăn chặn, khắc phục để tiếp tục xảy ra lãng phí gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.”
Như vậy, khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thuộc thẩm quyền giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi nhận được thông tin có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi lãng phí và thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra (nếu có). Việc xác minh thông tin phát hiện lãng phí bao gồm: Tình hình quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động có liên quan đến thông tin phát hiện lãng phí tại cơ quan, tổ chức; Làm rõ sự việc lãng phí theo thông tin phát hiện; Xác định hành vi lãng phí, mức độ lãng phí.
Trường hợp có lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, khắc phục; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả xử lý hành vi lãng phí; thực hiện giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.
Lãng phí
Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp
Căn cứ Điều 8 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp như sau:
“Điều 8. Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp
Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí có trách nhiệm:
1. Yêu cầu, chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí:
a) Tổ chức kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin phát hiện lãng phí;
b) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, khắc phục hành vi lãng phí; xử lý hành vi lãng phí và báo cáo kết quả xử lý (nếu có);
c) Giải trình về việc để xảy ra lãng phí tại cơ quan, tổ chức;
d) Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo thẩm quyền.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi lãng phí.”
Như vậy, Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên khi nhận được thông tin lãng phí có trách nhiệm theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.