Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Thúy An ở Đồng Nai.

Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 95/2020/NĐ-CP về trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
...

Theo quy định trên, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(Hình từ Internet)

Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có những nội dung nào?

Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định về nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 29 của Nghị định này. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.
...

Theo đó, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 30 nêu trên.

Nội dung thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định về thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
- Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Sự phù hợp trong việc phân chia dự án thành các gói thầu;
- Sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;
- Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu;
- Các nội dung cần thiết khác.
...

Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 31 nêu trên.

Hiệp định CPTPP
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trị giá được cộng khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực?
Pháp luật
Thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp kết quả thẩm định căn cứ pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp kết quả thẩm định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06? Hướng dẫn điền mẫu?
Pháp luật
Có phải thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi chỉ định thầu theo hình thức rút gọn đối với gói thầu quy mô nhỏ không?
Pháp luật
Không cần hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Pháp luật
Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?
Pháp luật
Các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có cần nêu tên của từng phần không?
Pháp luật
Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá 40 triệu đồng thì có bắt buộc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Pháp luật
Giá gói thầu có được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không?Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp định CPTPP
3,065 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp định CPTPP Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định CPTPP Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào