Trách nhiệm mua sắm, trang bị và quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? Trách nhiệm mua sắm, trang bị và quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào? Trên đây là thắc mắc của chị Ngọc Quyên tại Hà Tĩnh.

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại như sau:

Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
1. Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
...

Theo đó, mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc. Không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Phương tiện đi lại

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại như sau:

Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
...
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, cơ quan được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Trách nhiệm quản lý phương tiện đi lại của cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại như sau:

Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
1. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
b) Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
3. Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn, ngành nghề công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.

Theo đó, cơ quan được giao quản lý phương tiện đi lại có trách nhiệm:

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;

- Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.

Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,571 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào