Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục ở tại cơ sở bảo trợ xã hội thế nào?
Tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục như sau:
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
1. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ đối với người được giáo dục là người chưa thành niên được thực hiện như sau:
a) Đối với người đang học tập tại nhà trường, cơ sở giáo dục, người được phân công giúp đỡ và nhà trường cùng có trách nhiệm phối hợp với gia đình người chưa thành niên động viên, giúp đỡ họ học tập, rèn luyện;
b) Đối với người ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì cơ sở bảo trợ xã hội tạo điều kiện để họ tiếp tục tham gia các chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi; tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề tại cộng đồng.
Theo đó đối với người ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì cơ sở bảo trợ xã hội tạo điều kiện để họ tiếp tục tham gia các chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi; tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề tại cộng đồng.
Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Tại Điều 37 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định cơ sở bảo trợ xã hội có các trách nhiệm như sau:
- Tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị và sau khi có quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Cử đại diện tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Phân công cán bộ trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên được giáo dục.
- Tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại cộng đồng trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên.
- Tổ chức quản lý người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ sở.
Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì? (Hình từ Internet)
Người được giáo dục có được phép vắng mặt tại cơ sở bảo trợ xã hội hay không?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thì người được giáo dục được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc vắng mặt tại cơ sở bảo trợ xã hội nếu có lý do chính đáng và phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cơ sở bảo trợ xã hội được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tổng số thời gian vắng mặt không được vượt quá 1/3 (một phần ba) thời hạn áp dụng biện pháp, trừ trường hợp người được giáo dục ốm, bị bệnh phải điều trị tại các cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế.
Trường hợp không thực hiện đúng quy định nêu trên thì thời gian vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cơ sở bảo trợ xã hội không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người đó.
Giải quyết trường hợp người được giáo dục vắng mặt tại cơ sở bảo trợ xã hội như sau:
- Trường hợp vắng mặt dưới 15 ngày thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 này, nhưng đơn xin phép được gửi đến cơ sở bảo trợ xã hội xem xét, giải quyết;
- Trường hợp vắng mặt từ 15 ngày trở lên thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 này, nhưng đơn xin phép được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đóng trụ sở xem xét, giải quyết qua cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo đó khoản 3 và khoản 4 Điều 38 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
3. Giải quyết trường hợp người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú dưới 15 ngày như sau:
a) Người được giáo dục hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi gửi đơn xin phép đến cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được giáo dục;
b) Cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được giáo dục xem xét, trả lời bằng văn bản về việc vắng mặt tại nơi cư trú của người được giáo dục trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn;
c) Trường hợp đồng ý thì phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú về việc người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú.
Trường hợp không đồng ý thì nêu rõ lý do bằng văn bản cho người gửi đơn xin phép biết.
4. Giải quyết trường hợp người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú từ 15 ngày trở lên như sau:
a) Người được giáo dục hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi gửi đơn xin phép đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã qua cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục.
Đơn xin phép vắng mặt phải ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;
b) Cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được giáo dục xem xét, có ý kiến về việc người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định bằng văn bản việc vắng mặt tại nơi cư trú của người được giáo dục sau khi nhận được đơn xin phép và ý kiến của cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được giáo dục.
Trường hợp không đồng ý thì nêu rõ lý do bằng văn bản cho người gửi đơn xin phép và cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được giáo dục biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.