Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố nào?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố nào?
- Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất do hành vi vi phạm gây ra không?
- Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định thế nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố nào?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 thì trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 như sau:
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất do hành vi vi phạm gây ra không?
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất được căn cứ theo quy định tại Điều 304 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Như vậy, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại còn có nghĩa vụ hạn chế tổn thất được căn cứ theo quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Theo đó, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra
Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định thế nào?
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 307 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Theo đó, mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định như sau:
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.