Trách nhiệm bồi thường của thương nhân nước ngoài khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường của thương nhân nước ngoài khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
- Trường hợp sau khi bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì có thể xin cấp mới sau 1 năm không?
- Các nghĩa vụ về thuế của văn phòng đại diện phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?
Trách nhiệm bồi thường của thương nhân nước ngoài khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 38. Các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Ngoài việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định này, thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động.
2. Thương nhân nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật."
Như vậy nếu như văn phòng đại diện đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ thì công ty mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trường hợp văn phòng đại diện không thể thanh toán thì thương nhân nước ngoài (công ty mẹ) có trách nhiệm thanh toán để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Trách nhiệm bồi thường của thương nhân nước ngoài khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
Trường hợp sau khi bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì có thể xin cấp mới sau 1 năm không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh như sau:
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
- Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.
- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
- Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu thương nhân nước ngoài đã bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì không được xin cấp mới sau 1 năm căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Các nghĩa vụ về thuế của văn phòng đại diện phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau
(1) Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
(2) Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu có sử dụng hoá đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
(3) Đối với hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(4) Đối với cá nhân theo quy định tại Điểm k, l Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.
Như vậy, căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì các nghĩa vụ về thuế của văn phòng đại diện phải hoàn thành trước khi chấm dứt đoạt động bao gồm:
- Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.