Tổng mức đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là bao nhiêu? Tiến độ thực hiện thế nào?
- Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là gì?
- Tổng mức đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là bao nhiêu? Tiến độ thực hiện như thế nào?
- Việc triển khai, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt nào?
Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là gì?
Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 138/2024/QH15.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 138/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) như sau:
Điều 2
1. Mục tiêu:
Xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và quốc gia theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị.
...
Theo đó, Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên.
Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và quốc gia theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Tổng mức đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổng mức đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là bao nhiêu? Tiến độ thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 138/2024/QH15 có quy định như sau:
Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 25.540 tỷ đồng (hai mươi lăm nghìn năm trăm bốn mươi tỷ đồng), bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương là 10.536,5 tỷ đồng (mười nghìn năm trăm ba mươi sáu tỷ năm trăm triệu đồng), trong đó: nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 8.770 tỷ đồng (tám nghìn bảy trăm bảy mươi tỷ đồng), nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 1.766,5 tỷ đồng (một nghìn bảy trăm sáu mươi sáu tỷ năm trăm triệu đồng);
- Vốn ngân sách địa phương là 2.233,5 tỷ đồng (hai nghìn hai trăm ba mươi ba tỷ năm trăm triệu đồng), trong đó: tỉnh Bình Phước là 1.233,5 tỷ đồng (một nghìn hai trăm ba mươi ba tỷ năm trăm triệu đồng), tỉnh Đắk Nông là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng);
- Vốn do nhà đầu tư thu xếp là 12.770 tỷ đồng (mười hai nghìn bảy trăm bảy mươi tỷ đồng).
Tiến độ thực hiện:
Thực hiện Dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Việc triển khai, thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 138/2024/QH15 có quy định việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:
(1) Cho phép kéo dài thời gian giải ngân số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện Dự án đến hết năm 2026;
(2) Về tổ chức thực hiện:
- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án;
- Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần 2, 3, 4 được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm B theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư dự án thành phần 5 được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; giao cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức thẩm định dự án theo quy định;
- Dự án thành phần 1 được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư;
(3) Cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và theo hướng dẫn của Chính phủ;
() Cho phép trong giai đoạn triển khai thực hiện Dự án:
(i) Nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Việc khai thác khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án. Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(ii) Nhà thầu thi công có trách nhiệm sau đây:
- Cam kết bảo vệ môi trường gồm các nội dung sau: liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động có khả năng tác động xấu đến môi trường; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi khai thác; nhận dạng, đánh giá, dự báo tác động môi trường chính, chất thải phát sinh; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; công trình, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường tương ứng kèm theo quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng nguồn thải; nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố; giải pháp, danh mục, khối lượng, kế hoạch thực hiện, dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường;
- Bố trí kinh phí và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản theo quy định của pháp luật;
- Nộp thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế để xem xét, hướng dẫn nhà thầu thi công tự lập đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông đối với mỏ cát, sỏi lòng sông nằm ở đoạn sông, suối có nguy cơ sạt lở cao bảo đảm tuân thủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm đối với kết quả đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.