Tổng hợp 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền mới nhất?

Tổng hợp 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền mới nhất? Báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng hình thức gì? Có những dấu hiệu đáng ngờ cơ bản nào theo quy định?

Tổng hợp 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền mới nhất?

Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ như sau:

Phụ lục II

Các mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ

Mẫu số 01/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Mẫu số 02/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Mẫu số 03/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Mẫu số 04/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh chứng khoán

Mẫu số 05/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh bất động sản

Mẫu số 06/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược

Mẫu số 07/Phụ lục II TẢI VỀ

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức/cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan (trừ các tổ chức kinh doanh bất động sản, trò chơi có thưởng) và tổ chức khác

Báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng hình thức gì?

Theo Điều 7 Thông tư 092023/TT-NHNN quy định như sau:

Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền.
2. Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền không phụ thuộc vào lượng tiền giao dịch của khách hàng, giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa.
3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ thông qua hình thức gửi thư điện tử đến địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc bộ phận theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Thông tư này hoặc bằng văn bản giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ; trao đổi với đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).
...

Như vậy, báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

Tổng hợp 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền mới nhất?

Tổng hợp 07 mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo về phòng chống rửa tiền mới nhất? (Hình từ Internet)

Có những dấu hiệu đáng ngờ cơ bản nào?

Theo Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định ác dấu hiệu đáng ngờ cơ bản bao gồm:

- Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.

- Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

- Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.

- Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.

- Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
439 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào