Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Phan Dũng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về thời gian, địa điểm tiếp công dân như sau:

Thời gian, địa điểm tiếp công dân
1. Thời gian tiếp công dân
Vào những ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần), hết giờ làm việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu trú tại trụ sở Tiếp công dân.
- Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Tại trụ sở: Số 150 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
3. Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo:
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Như vậy, Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không?

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng không? (Hình từ Internet)

Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nghĩa vụ gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của người tiếp công dân;
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Như vậy, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nghĩa vụ sau:

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của người tiếp công dân;

+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 về Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Phần trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có được trừ khi xác định thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Để người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc điều trị bệnh ung thư thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 03 tháng một lần nhưng quên đóng và muốn đóng bù có được không?
Pháp luật
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thêm hệ số trượt giá như bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Người lao động có được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào? Đối với bảo hiểm xã hội nhà nước có chính sách gì không?
Pháp luật
Nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng thì nội dung chuyển khoản nên ghi như thế nào mới đúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
684 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào