Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đúng không?
- Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đúng không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành là gì?
- Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương thuộc Tổng cục Quản lý thị trường là các tổ chức nào?
- Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
2. Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương.
- Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về:
+ Phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu;
+ Sản xuất, buôn bán kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;
+ Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm;
+ Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Tổng cục Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
- Xử lý vi phạm hành chính;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương thuộc Tổng cục Quản lý thị trường là các tổ chức nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm:
a) Văn phòng Tổng cục;
b) Vụ Tổ chức cán bộ;
c) Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính;
d) Vụ Chính sách - Pháp chế;
đ) Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
e) Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.
Văn phòng Tổng cục có 03 phòng và Trung tâm Thông tin truyền thông quản lý thị trường; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có 04 phòng.
2. Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm:
a) Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 03 phòng; Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 phòng; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có không quá 05 phòng;
b) Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động.
Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng;
c) Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Đội Quản lý thị trường cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm có:
- Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 03 phòng; Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 phòng; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có không quá 05 phòng;
- Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động.
Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng;
- Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Đội Quản lý thị trường cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người, đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.