Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan như thế nào?

Chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan là gì? Các tổ chức Hải quan của Tổng cục Hải quan ở trung ương và địa phương là các tổ chức nào? - Câu hỏi của anh Thành Nguyễn đến từ Thành phố Hà Nội

Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ nào?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.
2. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.

Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Tổng cục Hải quan được quy định tại Điều 2 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

(1) Các tổ chức hải quan ở trung ương:

Tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

- Vụ Pháp chế;

- Vụ Hợp tác quốc tế;

- Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Thanh tra - Kiểm tra;

- Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);

- Cục Giám sát quản lý về hải quan;

- Cục Thuế xuất nhập khẩu;

- Cục Điều tra chống buôn lậu;

- Cục Kiểm tra sau thông quan;

- Cục Tài vụ - Quản trị;

- Cục Quản lý rủi ro;

- Cục Kiểm định hải quan;

- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;

Tổ chức sự nghiệp:

- Viện Nghiên cứu Hải quan;

- Trường Hải quan Việt Nam;

- Báo Hải quan.

(2) Các tổ chức hải quan ở địa phương:

- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan:

+ Cục Hải quan thành phố Hà Nội;

+ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng;

+ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng;

+ Cục Hải quan thành phố Cần Thơ;

+ Cục Hải quan tỉnh An Giang;

+ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh;

+ Cục Hải quan tỉnh Bình Định;

+ Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;

+ Cục Hải quan tỉnh Bình Phước;

+ Cục Hải quan tỉnh Cà Mau;

+ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng;

+ Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk;

+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;

+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp;

+ Cục Hải quan tỉnh Điện Biên;

+ Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum;

+ Cục Hải quan tỉnh Hà Giang;

+ Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh;

+ Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang;

+ Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa;

+ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn;

+ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai;

+ Cục Hải quan tỉnh Long An;

+ Cục Hải quan tỉnh Nghệ An;

+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;

+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam;

+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh;

+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi;

+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị;

+ Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh;

+ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa;

+ Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Các đơn vị quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan gồm có những ai?

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định về lãnh đạo của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.

Lãnh đạo của Tổng cục Hải quan bao gồm:

- Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.

- Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

- Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
9,079 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào