Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định những nội dung gì? Có bao nhiêu tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước?
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia;
b) Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
c) Chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;
d) Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (không bao gồm kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
đ) Kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính;
e) Cấp kinh phí chi mua hàng dự trữ quốc gia, kinh phí quản lý, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
g) Tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
h) Thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
i) Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật;
k) Giảm vốn đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định những nội dung sau:
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia;
- Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý;
- Chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;
- Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (không bao gồm kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
- Kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính;
- Cấp kinh phí chi mua hàng dự trữ quốc gia, kinh phí quản lý, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật;
- Giảm vốn đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
Có bao nhiêu tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại trung ương:
a) Vụ Chính sách và Pháp chế;
b) Vụ Kế hoạch;
c) Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản;
d) Vụ Quản lý hàng dự trữ;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Tài vụ - Quản trị;
g) Văn phòng;
h) Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
i) Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ.
Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm i khoản này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Văn phòng được tổ chức 03 phòng, Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ được tổ chức 03 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại trung ương gồm:
- Vụ Chính sách và Pháp chế;
- Vụ Kế hoạch;
- Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản;
- Vụ Quản lý hàng dự trữ;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng;
- Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ.
Những tổ chức trên là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Văn phòng được tổ chức 03 phòng, Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ được tổ chức 03 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.