Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý?
Con dấu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước có hình Quốc huy không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước có con dấu có hình Quốc huy.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.
6. Trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo quản, nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng, bảo đảm an toàn, xử lý hao hụt, dôi thừa hàng dự trữ quốc gia được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Quyết định mức giá cụ thể khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trụ sở, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8. Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ bảo quản, quản lý dự trữ quốc gia.
10. Xây dựng hệ thống thông tin; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và nguồn lực khác; lập báo cáo tài chính tổng hợp về hoạt động dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, đối với việc trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện quản lý, bảo quản, nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng, bảo đảm an toàn, xử lý hao hụt, dôi thừa hàng dự trữ quốc gia được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Quyết định mức giá cụ thể khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tối đa bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg, có quy định về lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước có tối đa 04 Phó Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.