Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì xử lý thế nào?

Tôi có thắc mắc là tổ chức có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khi nào? Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì xử lý thế nào? Câu hỏi của anh Q.H ở Khánh Hòa.

Khi nào tổ chức có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về phá sản Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:

Phá sản Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Khi chủ nợ có yêu cầu thanh toán nợ đến hạn mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì các tổ chức, cá nhân có liên quan yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật,
2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Theo quy định trên, khi chủ nợ có yêu cầu thanh toán nợ đến hạn mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì các tổ chức có liên quan yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

đường sắt 3

Mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì xử lý thế nào?

Theo khoản 7 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ này, quyết định của chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
c) Trung thành với lợi ích của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và lợi dụng chức vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thu lợi riêng cho bản thân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Không được đem tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho người khác; không tiết lộ bí mật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc và trong thời hạn tối thiểu là 03 năm sau khi thôi làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;
...
7. Trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng thành viên không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm.
8. Trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.

Như vậy, trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

Nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng thành viên không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm.

Ai có quyền quyết định thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn thành phá sản?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn thành giải thể hoặc phá sản.
...

Theo quy định trên, quyết định thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn thành phá sản là quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

624 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào