Tổng công ty Điện lực là những công ty nào? Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm gì theo quy định mới?
Tổng công ty Điện lực là những công ty nào?
Theo khoản 21 Điều 3 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Tổng công ty Điện lực là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
...
Như vậy, tổng công ty Điện lực là những tổng công ty sau:
- Tổng công ty Điện lực miền Bắc,
- Tổng công ty Điện lực miền Nam,
- Tổng công ty Điện lực miền Trung,
- Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội,
- Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng công ty Điện lực là những công ty nào? Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm gì theo quy định mới? (hình từ internet)
Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm gì theo quy định mới?
Theo Điều 22 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Tổng công ty Điện lực như sau:
Trách nhiệm của Tổng công ty Điện lực
1. Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản đề nghị mua điện và các tài liệu liên quan của Khách hàng sử dụng điện lớn.
2. Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng (gồm hệ thống đo đếm chính và hệ thống đo đếm dự phòng), hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa tại các vị trí đo đếm giao nhận điện năng với Khách hàng sử dụng điện lớn để phục vụ tính toán, thanh toán theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với Khách hàng sử dụng điện lớn.
3. Trước ngày 15 tháng 11 năm N-1, tính toán về tỷ lệ tổn thất điện năng dự kiến năm N (KPP) theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này và trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra và công bố.
4. Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trách nhiệm của Tổng công ty Điện lực bao gồm:
- Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản đề nghị mua điện và các tài liệu liên quan của Khách hàng sử dụng điện lớn.
- Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng (gồm hệ thống đo đếm chính và hệ thống đo đếm dự phòng), hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa tại các vị trí đo đếm giao nhận điện năng với Khách hàng sử dụng điện lớn để phục vụ tính toán, thanh toán theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với Khách hàng sử dụng điện lớn.
- Trước ngày 15 tháng 11 năm N-1, tính toán về tỷ lệ tổn thất điện năng dự kiến năm N (KPP) theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này và trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra và công bố.
- Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm có được ủy quyền ký hợp đồng với Tổng công ty Điện lực không?
Theo Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Các cơ chế mua bán điện trực tiếp
Mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức như sau:
1. Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:
a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
b) Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;
c) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.
Theo đó, đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.