Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp? Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp?
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp?
Căn cứ tại Điều 9 Mục I Chương 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định về tài chính doanh nghiệp như sau:
Đối với tài chính doanh nghiệp
1. Huy động vốn để kinh doanh dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, vay vốn của các tổ chức, cá nhân ngoài Tổng công ty, vay vốn của các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động và không làm thay đổi hình thức sở hữu.
2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; được sử dụng và quản lý các quỹ của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Nhà nước quy định.
4. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các dịch vụ bảo hiểm, phục vụ quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chính sách giá của nhà nước không đủ bù đắp chi phí.
5. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến quản lý và công nghệ, thưởng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hạch toán vào chi phí kinh doanh trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty .
6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
7. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
8. Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với nhà nước để trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền đối với tài chính doanh nghiệp được quy định như trên.
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có quyền như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp?
Căn cứ tại Điều 12 Mục II Chương 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định về tài chính doanh nghiệp như sau
Đối với tài chính doanh nghiệp
1. Kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh do đại diện chủ sở hữu giao, đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
2. Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi Nhà nước yêu cầu.
3. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về hạch toán kế toán, về kiểm toán; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Tổng công ty.
4. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của Tổng công ty.
5. Thực hiện các quy định về quản lý tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng các cam kết đối với người tham gia bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có nghĩa vụ đối với tài chính doanh nghiệp như sau:
- Kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh do đại diện chủ sở hữu giao, đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi Nhà nước yêu cầu;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về hạch toán kế toán, về kiểm toán; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Tổng công ty;
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của Tổng công ty;
- Thực hiện các quy định về quản lý tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng các cam kết đối với người tham gia bảo hiểm.
Thành viên Hội đồng quản trị của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam được thay thế trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Chương 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 197/2003/QĐ-BTC, có quy định như sau:
5. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
a. Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Tổng công ty.
b. Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 số thành viên đương nhiệm của Hội đồng quản trị.
c. Xin từ nhiệm.
d. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Hội đồng quản tri của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam được thay thế trong những trường hợp: Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Tổng công ty; Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 số thành viên đương nhiệm của Hội đồng quản trị; Xin từ nhiệm; Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về điều chuyển hoặc bố trí công việc khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.