Tổn thương gân cơ chày sau là như thế nào? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau khi nào?
Tổn thương gân cơ chày sau là như thế nào?
Phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN CƠ CHÀY SAU
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tổn thương gân cơ chày sau chủ yếu gặp trong các vết thương vùng gan chân, cổ chân đoạn ống gót và mặt sau cẳng chân.
- Là một trong các cơ quan trọng giúp bàn chân gấp về phía gan chân và xoay trong nên cần khâu nối gân theo đúng giải phẫu, vững chắc đảm bảo phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
...
Theo đó, tổn thương gân cơ chày sau chủ yếu gặp trong các vết thương vùng gan chân, cổ chân đoạn ống gót và mặt sau cẳng chân.
Là một trong các cơ quan trọng giúp bàn chân gấp về phía gan chân và xoay trong nên cần khâu nối gân theo đúng giải phẫu, vững chắc đảm bảo phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau khi nào?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN CƠ CHÀY SAU
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết thương có tổn thương gân vùng bàn chân sau mặt gan chân, cổ chân đoạn ống gót và mặt sau cẳng chân.
...
Như vậy, người bệnh được chỉ định phẫu thuật tổn thương gân cơ chày khi thuộc trường hợp có vết thương có tổn thương gân vùng bàn chân sau mặt gan chân, cổ chân đoạn ống gót và mặt sau cẳng chân.
Quy trình phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau gồm các bước nào?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN CƠ CHÀY SAU
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
- 2 PTV phụ mổ.
2. Người bệnh:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:
- Người bệnh được dùng kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
Bước 1:Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine hoặc cồn 70 độ.
Bước 2: Dùng garo hơi trong mổ với áp lực 350-400 mmHg hoặc garo chun.
Bước 3: Đánh rửa, cắt lọc, làm sạch vết thương.
Bước 4: Rạch da theo đường đi của gân tùy theo vị trí đứt (nền đốt bàn ngón I mặt gan chân, đi vào ống gót vùng mặt trong khớp cổ chân đến sát phía sau mắt cá trong và mặt sau cẳng chân).
Bước 5: Tiến hành khâu nối gân kiểu tận tận (Kessler, Kessler cải tiến hoặc Kessler - Tajima) bằng chỉ nylon đơn sợi 2/0 hoặc 3/0.
Bước 6: Cầm máu, làm sạch vết mổ và đặt dẫn lưu nếu cần.
Bước 7: Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da).
Bước 8: Nẹp bột cẳng bàn chân tư thế cơ năng.
Theo đó, quy trình phẫu thuật tổn thương gân cơ chày sau như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
- 2 PTV phụ mổ.
Người bệnh:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút
Bước 2: Tiến hành
Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
Vô cảm:
- Người bệnh được dùng kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
Kỹ thuật:
+ Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine hoặc cồn 70 độ.
+ Dùng garo hơi trong mổ với áp lực 350-400 mmHg hoặc garo chun.
+Đánh rửa, cắt lọc, làm sạch vết thương.
+ Rạch da theo đường đi của gân tùy theo vị trí đứt (nền đốt bàn ngón I mặt gan chân, đi vào ống gót vùng mặt trong khớp cổ chân đến sát phía sau mắt cá trong và mặt sau cẳng chân).
+ Tiến hành khâu nối gân kiểu tận tận (Kessler, Kessler cải tiến hoặc Kessler - Tajima) bằng chỉ nylon đơn sợi 2/0 hoặc 3/0.
+ Cầm máu, làm sạch vết mổ và đặt dẫn lưu nếu cần.
+ Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da).
+ Nẹp bột cẳng bàn chân tư thế cơ năng.
Như vậy, có thể thấy rằng quy trình phẫu thuật tổn thương gân cơ chày gồm hai bước lớn là chuẩn bị và tiến hành phẫu thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.