Tôn chỉ mục đích của Hội Đá quý Việt Nam là gì? Hội Đá quý Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì tôn chỉ mục đích của Hội Đá quý Việt Nam là gì? Hội Đá quý Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Quang Vinh đến từ Đồng Tháp.

Tôn chỉ mục đích của Hội Đá quý Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về tôn chỉ mục đích như sau:

Tôn chỉ mục đích
Hội Đá quý Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Đá quý để cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau duy trì, phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo về Đá quý; giữ gìn phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; tiếp thu và truyền bá công nghệ mới góp phần khôi phục và phát triển ngành Đá quý Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi hợp pháp của hội viên;

Như vậy, theo quy định trên thì tôn chỉ mục đích của Hội Đá quý Việt Nam là:

- Một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Đá quý để cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau duy trì, phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo về Đá quý;

- Giữ gìn phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp;

- Tiếp thu và truyền bá công nghệ mới góp phần khôi phục và phát triển ngành Đá quý Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi hợp pháp của hội viên.

Hội đá quý

Tôn chỉ mục đích của Hội Đá quý Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Hội Đá quý Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về tôn chỉ mục đích như sau:

Tôn chỉ mục đích
Hội Đá quý Việt Nam là thành viên của Tổng Hội Địa chất Việt Nam, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội Đá quý Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Hội Đá quý Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về phạm vi hoạt động như sau:

Phạm vi hoạt động
Hội Đá quý Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở tại số 6, phố Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có cơ quan ngôn luận (tạp chí, ấn phẩm, trang web...);
Hội có thể gia nhập các tổ chức chuyên ngành trong khu vực và quốc tế, thành lập Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại một số địa phương theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội Đá quý Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có cơ quan ngôn luận.

Ban Thường vụ của Hội Đá quý Việt Nam là cơ quan thường trực của cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về Ban Thường vụ như sau:

Ban Thường vụ
Ban Thường vụ (BTV) là cơ quan thường trực của BCHTƯ Hội, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng ban Kiểm tra Hội và các Ủy viên ban Thường vụ (UVBTV). Số lượng UVBTV do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định nhưng không quá 1/3 số UVBCH. BTV họp định kỳ 6 tháng một lần, khi cần thiết và theo đề nghị của Chủ tịch, BTV có thể họp bất thường.
...

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thường vụ của Hội Đá quý Việt Nam là cơ quan thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng ban Kiểm tra Hội và các Ủy viên ban Thường vụ (UVBTV). Số lượng UVBTV do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định nhưng không quá 1/3 số UVBCH.

Ban Thường vụ của Hội Đá quý Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về Ban Thường vụ như sau:

Ban Thường vụ
...
Ban Thường vụ có nhiệm vụ:
1. Thay mặt BCHTU& Hội chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội theo nghị quyết của Đại hội, các nghị quyết của BCHTƯ Hội và phải báo cáo tình hình hoạt động giữa hai kỳ họp của BCH;
2. Đại diện BCHTƯ Hội trong các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan khác;
3. Quyết định thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ các Ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật; quyết định kết nạp hội viên mới theo quy chế của Điều lệ Hội và đúng pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban thường vụ của Hội Đá quý Việt Nam có những nhiệm vụ như sau :

- Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương và Hội chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội theo nghị quyết của Đại hội, các nghị quyết của BCHTƯ Hội và phải báo cáo tình hình hoạt động giữa hai kỳ họp của BCH;

- Đại diện Ban Chấp hành Trung ương Hội trong các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan khác;

- Quyết định thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ các Ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật; quyết định kết nạp hội viên mới theo quy chế của Điều lệ Hội và đúng pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

846 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào