Tôi muốn chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi nông hộ thì cần lưu ý những điều gì?
Chăn nuôi nông hộ là gì?
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa chăn nuôi nông hộ như sau:
“1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
…
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.”
Theo đó, chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đâu
Chăn nuôi nông hộ
Xác định quy mô chăn nuôi
Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:
“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, có thể thấy chăn nuôi nông hộ là một trong những loại quy mô chăn nuôi.
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi:
“1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.”
Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:
- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
- Chăn nuôi nông hộ.
Chăn nuôi nông hộ là quy mô chăn nuôi chứa từ dưới 10 đơn vị vật nuôi. Như vậy, trường hợp gia đình chăn nuôi đàn bò với số lượng 7 con phù hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ.
Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi nông hộ
Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 về chăn nuôi nông hộ:
“Điều 56. Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”
Căn cứ khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
“2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chăn nuôi theo quy mô nông hộ cần đáp ứng các điều kiện:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác.
Ngoài ra còn có các nghĩa vụ: thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Như vậy, chăn nuôi nông hộ là một loại quy mô chăn nuôi. Với trường hợp đàn bò có số lượng là 7 con thì sẽ được coi là thuộc quy mô chăn nuôi nông hộ. Khi chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi nông hộ, cần phải đáp ứng các điều kiện cũng như tuân thủ các nghĩa vụ được quy định theo pháp luật về chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.