Tối đa bao nhiêu ngày Kiểm tra viên được phân công xử lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính phải có báo cáo về đề xuất việc xử lý đơn?
- Tối đa bao nhiêu ngày Kiểm tra viên được phân công xử lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính phải có báo cáo về đề xuất việc xử lý đơn?
- Trong trường hợp nào thì không thụ lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính để kiểm sát?
- Đơn tố cáo về thi hành án hành chính đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình thì xử lý như thế nào?
Tối đa bao nhiêu ngày Kiểm tra viên được phân công xử lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính phải có báo cáo về đề xuất việc xử lý đơn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Nghiên cứu nội dung đơn và tài liệu kèm theo để đề xuất xử lý đơn
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công xử lý đơn tiến hành nghiên cứu đơn (cả hình thức và nội dung) cùng các tài liệu kèm theo (nếu có) để phân loại đơn và đề xuất việc xử lý đơn.
Trong thời hạn không quá 10 kể từ ngày nhận đơn, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công nghiên cứu, xử lý đơn phải có báo cáo bằng văn bản gửi lãnh đạo Viện hoặc lãnh đạo đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự về kết quả nghiên cứu đơn và đề xuất việc xử lý đơn. Văn bản báo cáo, đề xuất phải có các nội dung cơ bản sau đây: Ngày, tháng, năm nhận đơn (theo dấu đơn đến hoặc ngày có bút phê chuyển đơn của người có trách nhiệm), họ tên người khiếu nại, tố cáo và nội dung khiếu nại, tố cáo; kết quả đã/hoặc chưa giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan điểm đề xuất xử lý đơn.
...
Theo quy định trên, Kiểm tra viên được phân công xử lý đơn tiến hành nghiên cứu đơn (cả hình thức và nội dung) cùng các tài liệu kèm theo (nếu có) để phân loại đơn và đề xuất việc xử lý đơn.
Trong thời hạn không quá 10 kể từ ngày nhận đơn, Kiểm tra viên được phân công nghiên cứu, xử lý đơn phải có báo cáo bằng văn bản gửi lãnh đạo Viện hoặc lãnh đạo đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự về kết quả nghiên cứu đơn và đề xuất việc xử lý đơn.
Văn bản báo cáo, đề xuất việc xử lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính phải có các nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm nhận đơn (theo dấu đơn đến hoặc ngày có bút phê chuyển đơn của người có trách nhiệm);
- Họ tên người tố cáo và nội dung tố cáo;
- Kết quả đã/hoặc chưa giải quyết tố cáo;
- Quan điểm đề xuất xử lý đơn.
Đơn tố cáo về thi hành án hành chính (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào thì không thụ lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính để kiểm sát?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Nghiên cứu nội dung đơn và tài liệu kèm theo để đề xuất xử lý đơn
...
2. Không thụ lý đơn để kiểm sát trong các trường hợp sau:
a) Đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình nhưng không bảo đảm yêu cầu về hình thức như: Đơn không có chữ ký hoặc chỉ có chữ ký photo của người làm đơn; không nêu rõ địa chỉ của người làm đơn; đơn tố cáo có ghi tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức; đơn đã được xếp lưu, đơn rách nát không đọc được; đơn đang khiếu nại, chuyển sang tố cáo; người khiếu nại, tố cáo không đủ năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp đơn do người đại diện hợp pháp của đương sự ký đơn nhưng không có tài liệu chứng minh là người đại diện hợp pháp thì trước khi thụ lý, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc công chức được phân công thụ lý yêu cầu người làm đơn cung cấp bổ sung tài liệu và xác định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn yêu cầu mà không bổ sung được thì không thụ lý.
b) Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình như: Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo việc thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp trên hoặc của Viện kiểm sát quân sự; nội dung đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc trách nhiệm kiểm sát như: khiếu nại việc Tòa án ra bản án, quyết định không có căn cứ hoặc khiếu nại, tố cáo việc cưỡng chế hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp,...
c) Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo trước đó đã được lãnh đạo có thẩm quyền đồng ý xếp “lưu đơn” và không có nội dung khiếu nại, tố cáo mới so với trước.
Như vậy, không thụ lý đơn tố cáo về thi hành án hành chính để kiểm sát trong các trường hợp sau:
- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình nhưng không bảo đảm yêu cầu về hình thức;
- Nội dung đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình;
- Nội dung đơn tố cáo trước đó đã được lãnh đạo có thẩm quyền đồng ý xếp “lưu đơn” và không có nội dung tố cáo mới so với trước.
Đơn tố cáo về thi hành án hành chính đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 15 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Nghiên cứu nội dung đơn và tài liệu kèm theo để đề xuất xử lý đơn
...
4. Trường hợp đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình thì báo cáo đề xuất thụ lý để kiểm sát, đồng thời đề xuất xử lý đơn và biện pháp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo các hình thức sau đây:
a) Trường hợp nội dung đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình, chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cơ quan quản lý thi hành án dân sự) thì báo cáo đề xuất chuyển đơn để yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc giải quyết.7
Văn bản chuyển đơn thực hiện theo mẫu do VKSND tối cao ban hành8 hoặc có thể thực hiện theo hình thức công văn hành chính; nội dung văn bản nêu rõ nội dung khiếu nại, tố cáo; yêu cầu của Viện kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn (như yêu cầu xem xét, thụ lý, ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát).
Trường hợp tuy đơn khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết nhưng Viện kiểm sát thấy cần kiểm sát việc tổ chức thi hành án bị khiếu nại, tố cáo thì ngoài việc chuyển đơn cho Cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định, cần báo cáo đề xuất áp dụng biện pháp kiểm sát để kiểm sát hoạt động thi hành án bị khiếu nại, tố cáo.
b) Chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát. Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu tự kiểm tra có thể là cơ quan bị khiếu nại, tố cáo hoặc là cơ quan cấp trên của cơ quan này.
Văn bản chuyển đơn và yêu cầu tự kiểm tra thực hiện theo mẫu do VKSND tối cao ban hành9 hoặc có thể thực hiện theo hình thức công văn hành chính. Nội dung văn bản nêu rõ yêu cầu cơ quan có trách nhiệm tự kiểm tra việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu (khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014).
c) Yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự nơi có Chấp hành viên hoặc Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự bị khiếu nại, tố cáo hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó cung cấp hồ sơ, tài liệu về giải quyết khiếu nại, tố cáo (hoặc hồ sơ việc thi hành án bị khiếu nại, tố cáo) để nghiên cứu, kiểm sát, kết luận và trả lời đương sự.
Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu trên trong trường hợp có cơ sở để xác định việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính bị khiếu nại, tố cáo hoặc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc khi thấy cần thiết.
Văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu để kiểm sát thực hiện theo mẫu 10do VKSND tối cao ban hành.
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu là bản gốc hoặc bản photo có đóng dấu giáp lai để nghiên cứu, kiểm sát. Khi nhận hồ sơ, tài liệu do Cơ quan thi hành án dân sự gửi qua bưu điện thì cần lưu giữ biên lai, chứng từ giao nhận hồ sơ, tài liệu; thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự về việc đã nhận được hồ sơ, tài liệu. Trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp giao hồ sơ thì phải lập biên bản giao nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm giao nhận, thống kê đầy đủ bút lục tài liệu văn bản có trong hồ sơ; có chữ ký của đại diện bên giao, bên nhận và lưu hồ sơ kiểm sát.
Như vậy, trường hợp đơn tố cáo về thi hành án hành chính đủ điều kiện thụ lý và thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình thì báo cáo đề xuất thụ lý để kiểm sát, đồng thời đề xuất xử lý đơn và biện pháp kiểm sát việc giải quyết tố cáo theo các hình thức được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.