Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn khi tham gia giao thông trên đường nội đô thị và đường cao tốc là bao nhiêu?
Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn khi tham gia giao thông trên đường nội đô thị là bao nhiêu?
Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT giải thích.
Đường bộ trong khu đông dân cư được hiểu là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Theo đó, trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn như sau:
- Trong đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe là 60km/h;
- Trong đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe thì tốc độ tối đa là 50km/h.
Tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:
Theo đó, xe ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép là 80km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên và 70km/h đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn (Hình từ Internet)
Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:
"Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe."
Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe ô tô tải 7 tấn trên đường cao tốc là 120km/h.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe như sau:
"Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý."
Đồng thời, theo Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:
"Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ
1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông."
Theo đó, khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.