Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án? Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án? Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì? - Câu hỏi của anh Xuân Khánh đến từ Bình Phước

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 663/QĐ-TANDTC năm 2017 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 03 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng không quá 02 người.
2. Đối với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 04 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng không quá 03 người.
3. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh có số lượng biên chế dưới 50 người:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 02 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng và các Phòng chức năng có 01 người.
4. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chánh án là Đại biểu Quốc hội được bổ sung thêm 01 Phó Chánh án.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có số lượng Chánh án không quá 03 người.

- Đối với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh số lượng Phó Chánh án không quá 04 người.

- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có số lượng biên chế dưới 50 người thì số lượng Phó Chánh án không quá 02 người.

- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh án là Đại biểu Quốc hội được bổ sung thêm 01 Phó Chánh án.

Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, việc bổ sung số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. (Điều 3 Quyết định 663/QĐ-TANDTC năm 2017)

Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh? (Hình từ Internet)

Ai có quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ vào Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

Như vậy, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

- Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

- Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,250 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào