Tổ tuần tra giao thông có 2 Cảnh sát giao thông thì có được dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn hay không?

Tổ tuần tra giao thông có 2 Cảnh sát giao thông thì có được dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn hay không? Mức phạt cao nhất đối với xe máy và ô tô khi vi phạm nồng độ cồn hiện này là bao nhiêu? Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông để kiểm tra nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông thông qua các tín hiệu nào?

Tổ tuần tra giao thông có 2 Cảnh sát giao thông thì có được kiểm tra nồng độ cồn hay không?

Theo quy định pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về số lượng Cảnh sát giao thông tại các tổ tuần tra giao thông nói chung và các tổ tuần tuần tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn nói riêng.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì tổ tuần tra Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra nồng độ cồn trong các trường hợp sau:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, tổ tuần tra Cảnh sát giao thông có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong các trường hợp trên và không phụ thuộc vào số lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ.

Tổ tuần tra giao thông có 2 Cảnh sát giao thông thì có được dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn hay không?

Tổ tuần tra giao thông có 2 Cảnh sát giao thông thì có được dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn hay không? (Hình từ Internet).

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông để kiểm tra nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông thông qua các tín hiệu nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:
a) Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;
b) Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.
2. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát;
b) Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.
...

Theo đó, Cảnh sát giao thông có thể ra hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đang lưu thông bằng một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

- Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

- Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Mức phạt cao nhất đối với xe máy và ô tô khi vi phạm nồng độ cồn hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...

Và theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...

Như vậy, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cao nhất đối với người điều khiển ô tô là 40.000.000 đồng và đối với người điều khiển xe máy là 8.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

406 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào