Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm bắt buộc phải là ai? Những loại vật tư xét nghiệm nào được áp dụng hình thức đàm phán giá?

Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm bắt buộc phải là ai? Những loại vật tư xét nghiệm nào được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu? Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với vật tư xét nghiệm căn cứ những thông tin nào?

Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm bắt buộc phải là ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BYT về Tổ liên ngành đàm phán giá như sau:

Tổ liên ngành đàm phán giá
1. Tổ liên ngành đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập (sau đây viết tắt là Tổ liên ngành), bao gồm các thành phần sau đây:
a) Tổ trưởng: Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá;
b) 02 Phó tổ trưởng gồm: Lãnh đạo Đơn vị đàm phán giá và đại diện lãnh đạo cấp Vụ hoặc Ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Thành viên Tổ liên ngành gồm:
- Đại diện của Bộ Tài chính;
- Đại diện các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan đến quản lý dược, thiết bị y tế, y tế dự phòng, dân số, đấu thầu và các đơn vị có liên quan khác của Bộ Y tế.
d) Thư ký Tổ liên ngành: Đại diện Đơn vị đàm phán giá;
đ) Trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ liên ngành có thể mời các chuyên gia tham gia quá trình đàm phán giá.
2. Nhiệm vụ của Tổ liên ngành:
Thực hiện đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá theo đúng phương án đàm phán giá đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Theo đó, Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.

Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm có nhiệm vụ thực hiện đàm phán giá vật tư xét nghiệm theo đúng phương án đàm phán giá đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT.

Và, Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm phải là Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá.

Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm bắt buộc phải là ai? Những loại vật tư xét nghiệm nào được áp dụng hình thức đàm phán giá?

Tổ trưởng Tổ liên ngành đàm phán giá vật tư xét nghiệm bắt buộc phải là ai? Những loại vật tư xét nghiệm nào được áp dụng hình thức đàm phán giá? (Hình từ Internet)

Những loại vật tư xét nghiệm nào được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BYT về Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá như sau:

Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá
Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá, bao gồm:
1. Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, những loại vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá để lựa chọn nhà thầu là những loại vật tư xét nghiệm thuộc danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BYT gồm:

STT

Tên vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

Đơn vị

1

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính công nghệ đếm photon

Hệ thống

2

Hệ thống robot phẫu thuật nội soi

Hệ thống

3

Hệ thống phẫu thuật trong phẫu thuật sọ não có sử dụng công nghệ lập kế hoạch và Robot trợ giúp chính xác (ROSA BRAIN).

Hệ thống

4

Hệ thống phẫu thuật trong thay khớp háng, khớp gối (Sử dụng công nghệ lập kế hoạch và robot trợ giúp chính xác)

Hệ thống

Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với vật tư xét nghiệm căn cứ những thông tin nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT về phương án đàm phán giá thì việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với vật tư xét nghiệm căn cứ vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau đây:

- Giá trúng thầu của vật tư xét nghiệm đàm phán giá (nếu có);

- Thời gian lưu hành tại Việt Nam;

- Thông tin về giá trị của vật tư xét nghiệm đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);

- Giá trị và số lượng kế hoạch của vật tư xét nghiệm đàm phán giá;

- Giá tham khảo của vật tư xét nghiệm đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);

- Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin của vật tư xét nghiệm đàm phán giá của tổ chuyên gia;

- Các thông tin khác có liên quan (nếu có).

Phương án đàm phán giá đối với vật tư xét nghiệm bao gồm những nội dung sau:

(1) Thời gian dự kiến tiến hành đàm phán giá;

(2) Thông tin tóm tắt của vật tư xét nghiệm đàm phán giá;

(3) Giá đàm phán mong muốn là giá được sử dụng để đàm phán và không phải giá bắt buộc phải đạt được khi tiến hành đàm phán giá, gồm một trong hai trường hợp sau đây:

- Mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;

- Khoảng giá bao gồm nhiều mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;

(4) Các yếu tố khác liên quan đến phương án đàm phán giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

304 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào