Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có bao nhiêu công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có bao nhiêu công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Tổ Thư ký
...
3. Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự
a) Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm 01 Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án của Cục Thi hành án dân sự và 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện gồm 01 Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự và 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm 01 Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án của Cục Thi hành án dân sự và 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có bao nhiêu công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Tổ Thư ký
...
4. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Thành viên và Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Thành viên Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh làm việc theo chế độ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Trách nhiệm của các Thành viên, Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự
...
2. Trách nhiệm của Tổ Thư ký
a) Giúp Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức phối hợp, chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự;
b) Theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, tham mưu Ban Chỉ đạo giúp Ủy ban nhân dân chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan và chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong việc tổ chức thực hiện phải kịp thời báo cáo Trưởng ban hoặc Phó Trưởng Ban chỉ đạo để có biện pháp giải quyết;
c) Đề xuất nội dung cuộc họp và chuẩn bị cuộc họp của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, ghi biên bản các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự;
d) Gửi chương trình, kế hoạch, văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp về biện pháp chỉ đạo tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan và chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đến các Thành viên trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện;
đ) Chuẩn bị văn bản, báo cáo để Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban ký trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định biện pháp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có kết luận của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự;
e) Tổng hợp tình hình, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan và chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định của Thông tư liên tịch này và báo cáo hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, trình Trưởng ban xem xét, ban hành;
g) Thực hiện chế độ lưu trữ các văn bản, tài liệu hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự phân công.
Như vậy, Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.