Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thành lập gồm bao nhiêu thành viên? Những hành vi mà Tổ kiểm tra, giám sát không được làm là gì?

Xin cho hỏi là Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thành lập gồm bao nhiêu thành viên? Những hành vi mà Tổ kiểm tra, giám sát không được làm là gì? Mối quan hệ công tác giữa Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định ra sao? - câu hỏi của anh Gia Uy (TP. HCM)

Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thành lập gồm bao nhiêu thành viên?

ủy ban kiểm tra trung ương

Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Hình từ Internet)

Theo Điều 2 Quy định 03-QĐ/UBKTTW năm 2021 quy định như sau:

Về tổ chức đoàn
1. Đoàn được thành lập có số lượng từ 03 đến 07 người do một đồng chí Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, trong đó gồm: Trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu có), thư ký đoàn và các thành viên. Trường hợp cần thiết, số lượng thành viên đoàn do Thường trực Ủy ban quyết định.
2. Không được tham gia đoàn trong các trường hợp sau:
- Trong vòng 03 năm công tác trước khi chuyển về Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã từng giữ chức vụ trong cấp ủy, giữ chức vụ quản lý, điều hành tại tổ chức đảng, đơn vị là đối tượng kiểm tra, giám sát.
- Có quan hệ là vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) với đối tượng kiểm tra, giám sát.
- Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đang trong thời gian xem xét thi hành, chấp hành kỷ luật hoặc đang bị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

Theo đó, Tổ kiểm tra, giám sát được thành lập có số lượng từ 03 đến 07 người do một đồng chí Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, trong đó gồm:

- Trưởng đoàn,

- Phó trưởng đoàn (nếu có),

- Thư ký đoàn và các thành viên.

Trường hợp cần thiết, số lượng thành viên đoàn do Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định.

Lưu ý: Các đối tượng không được tham gia đoàn trong các trường hợp sau:

- Trong vòng 03 năm công tác trước khi chuyển về Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã từng giữ chức vụ trong cấp ủy, giữ chức vụ quản lý, điều hành tại tổ chức đảng, đơn vị là đối tượng kiểm tra, giám sát.

- Có quan hệ là vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) với đối tượng kiểm tra, giám sát.

- Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đang trong thời gian xem xét thi hành, chấp hành kỷ luật hoặc đang bị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

Những hành vi mà Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không được làm là gì?

Theo Điều 6 Quy định 03-QĐ/UBKTTW năm 2021 quy định những hành vi mà Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không được làm bao gồm:

- Thực hiện không đúng, không đầy đủ chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ủy ban và đồng chí Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn.

- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để vụ lợi; đưa ra những yêu cầu với đối tượng kiểm tra, giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan trái với quy định của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

- Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất; tổ chức, tham gia giao lưu với đối tượng kiểm tra, giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan dưới mọi hình thức; gây khó khăn hoặc có thái độ thiếu tôn trọng, công tâm, khách quan với đối tượng kiểm tra, giám sát.

- Sử dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân tại nơi đang kiểm tra, giám sát phục vụ nhu cầu cá nhân; giúp đỡ đối tượng kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện yêu cầu, đề nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan đến đối tượng kiểm tra, giám sát trái quy định của Đảng, Nhà nước.

- Cản trở, can thiệp, tác động trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động kiểm tra, giám sát; tiết lộ hoặc cung cấp thông tin, tài liệu và nội dung kiểm tra, giám sát khi chưa có kết luận chính thức hoặc đã có kết luận chính thức nhưng chưa được phép công bố. Tiết lộ nội dung, kết quả làm việc với đối tượng kiểm tra, giám sát, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cuộc kiểm tra, giám sát hoặc kết quả thẩm tra, xác minh cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Bao che cho tổ chức hoặc cá nhân có thiếu sót, khuyết điểm, có dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm; áp đặt đối tượng kiểm tra, giám sát trả lời, trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình.

- Làm mất, hư hỏng, làm biến dạng hoặc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành kiểm tra, giám sát; làm sai lệch kết quả kiểm tra, giám sát; sử dụng trái quy định hoặc biển thủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc kiểm tra, giám sát.

- Tự ý tiếp xúc với đối tượng kiểm tra, giám sát hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khi không được giao nhiệm vụ; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh để trục lợi dưới mọi hình thức.

Phát ngôn, nhận định, đánh giá khi chưa được sự đồng ý của trưởng đoàn hoặc đồng chí Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đạo đoàn.

- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động của đoàn vào việc riêng.

Mối quan hệ công tác giữa Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định ra sao?

Theo Điều 8 Quy định 03-QĐ/UBKTTW năm 2021 quy định mối quan hệ công tác giữa Tổ kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:

(1) Với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ủy ban và Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn:

- Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của Ủy ban, Thường trực Ủy ban và Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trong quá trình hoạt động của đoàn.

- Báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời kết quả kiểm tra, giám sát; những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc (nếu có).

- Nếu có ý kiến khác nhau giữa đoàn và Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn thì chấp hành ý kiến của Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn và được bảo lưu ý kiến, báo cáo Thường trực Ủy ban, Ủy ban xem xét, quyết định.

(2) Với vụ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương:

- Vụ trưởng các vụ, đơn vị có cán bộ tham gia đoàn phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của đoàn.

- Vụ trưởng các vụ, đơn vị đề nghị trưởng đoàn cung cấp nhận xét, đánh giá bằng văn bản về cán bộ của vụ tham gia đoàn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,286 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào