Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có được sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập không?
- Vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào?
- Việc tăng vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được thực hiện bằng tiền gì?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có được sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập không?
Vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
3. Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
(1) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập.
(2) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
(3) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
(4) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Việc tăng vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được thực hiện bằng tiền gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
...
2. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
b) Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập;
c) Nguồn tăng vốn thành lập bao gồm các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
4. Sau 6 tháng kể từ thời điểm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng vốn thành lập theo phương án đã báo cáo, Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, việc tăng vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có được sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập không?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
...
2. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
b) Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập;
c) Nguồn tăng vốn thành lập bao gồm các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
4. Sau 6 tháng kể từ thời điểm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng vốn thành lập theo phương án đã báo cáo, Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
5. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.