Tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có phải chào bán bảo hiểm hay không?
- Tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có phải chào bán bảo hiểm hay không?
- Hợp đồng đại lý bảo hiểm giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bảo hiểm có phải lập thành văn bản không?
- Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ gì khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm?
Tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có phải chào bán bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-NHNN quy định về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng như sau:
Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng
Hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm gồm một hoặc một số các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu khách hàng:
Tổ chức tín dụng giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chào bán bảo hiểm.
2. Chào bán bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng chào bán trực tiếp, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm; hoặc chào bán bảo hiểm thông qua các phương thức điện tử, bảo hiểm trực tuyến hoặc các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cho khách hàng lập hợp đồng bảo hiểm, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
4. Thu phí bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
5. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm để thẩm định, ra quyết định bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trường hợp được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, tổ chức tín dụng bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.
6. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động nêu trên bao gồm việc chào bán bảo hiểm.
Tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có phải chào bán bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đại lý bảo hiểm giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bảo hiểm có phải lập thành văn bản không?
Hợp đồng đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 5 Thông tư 37/2019/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng đại lý bảo hiểm
1. Hợp đồng đại lý bảo hiểm được lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và thỏa thuận về cung cấp và đối chiếu thông tin, thanh toán phí bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức tín dụng.
Theo quy định trên, hợp đồng đại lý bảo hiểm được lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, hợp đồng đại lý bảo hiểm giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bảo hiểm phải lập thành văn bản.
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ gì khi làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2019/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức tín dụng có các quyền của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng;
b) Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên trong tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp bảo hiểm thông tin về các khoản phí bảo hiểm thu được, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi hoa hồng đại lý bảo hiểm, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Cung cấp đầy đủ, chính xác và đối chiếu với doanh nghiệp bảo hiểm về các thông tin cần thiết từ khách hàng mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ thu thập theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng;
- Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên trong tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp bảo hiểm thông tin về các khoản phí bảo hiểm thu được, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi hoa hồng đại lý bảo hiểm, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác và đối chiếu với doanh nghiệp bảo hiểm về các thông tin cần thiết từ khách hàng mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ thu thập theo quy định tại Điều 7 Thông tư 37/2019/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.