Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ không?
- Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ không?
- Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với khách hàng phải có các nội dung nào?
- Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng thông qua phương thức nào?
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ không?
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ không, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Phí giao dịch
Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với khách hàng phải có các nội dung nào?
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với khách hàng phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Thỏa thuận giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.
3. Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.
Theo đó tại Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Nội dung thỏa thuận giao dịch
1. Thỏa thuận giao dịch giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên các bên tham gia giao dịch;
b) Ngày giao dịch;
c) Cặp đồng tiền giao dịch;
d) Số lượng ngoại tệ;
đ) Tỷ giá;
e) Ngày thanh toán;
g) Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
h) Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận giao dịch giữa các tổ chức tín dụng được phép phải có thêm các nội dung sau:
a) Đại diện giao dịch;
b) Chỉ dẫn thanh toán;
c) Phương tiện giao dịch;
d) Hình thức xác nhận giao dịch, người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
4. Thỏa thuận giao dịch quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được xác lập dưới hình thức thỏa thuận khung và/hoặc thỏa thuận cụ thể.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung sau:
- Tên các bên tham gia giao dịch;
- Ngày giao dịch;
- Cặp đồng tiền giao dịch;
- Số lượng ngoại tệ;
- Tỷ giá;
- Ngày thanh toán;
- Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
- Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng thông qua phương thức nào?
Tổ chức tín dụng được phép hoạt đồng ngoại hối thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng thông qua phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Phương thức giao dịch
1. Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
2. Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được phép hoạt đồng ngoại hối thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.