Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?

Cho tôi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào? Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số không? Câu hỏi của anh H.Tr từ Sóc Trăng.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?

Hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ bằng các hình thức sau đây:
1. Tư vấn pháp luật.
2. Tham gia tố tụng.
3. Đại diện ngoài tố tụng.
4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Như vậy, theo quy định, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ bằng các hình thức sau đây:

(1) Tư vấn pháp luật.

(2) Tham gia tố tụng.

(3) Đại diện ngoài tố tụng.

(4) Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Những đối tượng dân tộc thiểu số nào được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý? Đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau: Đối tượng áp dụng 1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật. b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. ... Như vậy, theo quy định, những đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý bao gồm: (1) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật. (2) Những người không thuộc trường hợp trên nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.  Những đối tượng dân tộc thiểu số nào được hưởng chính trách trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet) Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số gồm những tổ chức nào? Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 2 Đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính trách trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau: Đối tượng áp dụng 1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật. b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. 3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh; Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan công tác dân tộc địa phương bao gồm: Cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh và Phòng Dân tộc cấp huyện. 5. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số bao gồm: (1) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, (2) Chi nhánh của Trung tâm; (3) Công ty luật, (4) Văn phòng luật sư, (5) Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, (6) Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, (7) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Các yêu cầu khi thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định thế nào? Các yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau: Các yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số 1. Bảo đảm người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt. 2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý. 3. Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý. Như vậy, theo quy định, các yêu cầu khi thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số gồm: (1) Bảo đảm người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt. (2) Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý. (3) Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số không?

Việc tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Trợ giúp pháp lý tại cơ sở
Trung tâm và Chi nhánh triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý về những vấn đề pháp luật mà người dân tộc thiểu số thường có vướng mắc.
2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề pháp luật về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số tại địa phương.
3. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, người được trợ giúp pháp lý trình bày trực tiếp yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý điền vào mẫu đơn và thực hiện tư vấn ngay. Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.
Đối với các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện trợ giúp pháp lý viết Phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.
4. Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở với hoạt động xét xử lưu động của Tòa án, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động tìm hiểu pháp luật, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể:

- Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, người được trợ giúp pháp lý trình bày trực tiếp yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý điền vào mẫu đơn và thực hiện tư vấn ngay.

- Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.

- Đối với các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện trợ giúp pháp lý viết Phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động nào?

Trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:

Lồng ghép với các Chương trình giảm nghèo
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động của các Chương trình giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi để huy động các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý.

Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động của các chương trình sau đây:

(1) Chương trình giảm nghèo;

(2) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

946 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào