Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư có cần lập thành hợp đồng không?

Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư có cần lập thành hợp đồng không? Phương thức chuyển giao công nghệ quy định như thế nào? Trường hợp chuyển giao công nghệ mới trong nước cần đáp ứng điều kiện gì? Tổ chức có được phép chuyển giao công nghệ cho bên thứ ba không? Câu hỏi của anh Nam đến từ Hà Nội.

Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư có cần lập thành hợp đồng không?

Căn cứ Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo đó, tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư cần phải lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ (hình từ Internet)

Phương thức chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Phương thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Chiếu theo quy định này, chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư bao gồm các phương thức sau:

- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.

- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Trường hợp chuyển giao công nghệ mới trong nước cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Công nghệ khuyến khích chuyển giao
...
2. Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
b) Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
c) Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
d) Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
đ) Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
e) Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
g) Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
h) Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
i) Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
k) Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

Theo đó, trường hợp chuyển giao công nghệ mới trong nước cần đáp ứng mộ trong các điều kiện sau:

- Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;

- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;

- Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;

- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;

- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;

- Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;

- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;

- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;

- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

Tổ chức có được phép chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư cho bên thứ ba không?

Căn cứ Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Quyền chuyển giao công nghệ
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

Theo đó, tổ chức được phép chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba khi có sự đồng thuận của chủ sở hữu công nghệ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,683 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào