Tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng máy phát điện dự trữ quốc gia phải thực hiện đăng ký hoạt động như thế nào?
Máy phát điện dự trữ quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật gì?
Căn cứ theo Mục 1.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2017/BTC có nêu định nghĩa:
1.3.1. Máy phát điện dự trữ quốc gia là máy phát điện đồng bộ 3 pha, có yêu cầu kỹ thuật thỏa mãn các quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành khác để cung cấp nguồn điện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, sau đây gọi tắt là máy phát điện.
Bên cạnh đó, tại Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2017/BTC quy định yêu cầu về kỹ thuật đối với máy phát điện dự trữ quốc gia thì:
Yêu cầu về kỹ thuật
Máy phát điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Bộ quản lý chuyên ngành; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.1. Động cơ
- Loại động cơ: Động cơ đốt trong;
- Công suất danh định (công suất liên tục), kW, không nhỏ hơn: 1,1 lần công suất đầu phát;
- Chế độ làm việc liên tục.
2.1.2. Đầu phát
- Công suất danh định (công suất liên tục): Không nhỏ hơn 30 kVA;
- Chế độ làm việc liên tục;
- Điện áp, V: 220/380;
- Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp: Không lớn hơn 5%;
- Tần số, Hz: 50;
- Hệ số công suất: Không nhỏ hơn 0,8;
- Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện: Không nhỏ hơn cấp 180 (H);
- Giới hạn độ tăng nhiệt của cuộn dây: Theo cấp chịu nhiệt 180 (H) quy định tại TCVN 6627-1: 2014 (IEC 60034-1:2010).
2.1.3. Bộ điều khiển máy phát (phù hợp với động cơ và đầu phát)
- Hiển thị bằng màn hình các thông số:
+ Điện áp dây;
+ Dòng điện;
+ Tần số;
+ Áp lực dầu bôi trơn;
+ Tốc độ vòng quay;
+ Nhiệt độ nước làm mát.
- Kiểu điều khiển: Bằng tay hoặc tự động.
- Kiểm tra báo lỗi:
+ Báo lỗi và tự động tắt máy khi xảy ra các sự cố;
+ Báo lỗi bằng đèn biểu tượng không dừng máy khi xảy ra sự cố khởi động quá mức.
2.1.4. Giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn): Không lớn hơn 115 dB theo quy định tại TCVN 6627-9: 2011(IEC 60034-9: 2007).
2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và tình hình điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quy định tiêu chuẩn kỹ thuật máy phát điện đưa vào dự trữ quốc gia.
Như vậy, máy phát điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Bộ quản lý chuyên ngành; trong đó đáp ứng các yêu cầu về động cơ, đầu phát, bộ điều khiển máy phát (phù hợp với động cơ và đầu phát), giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn).
Máy phát điện dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Quy định về kiểm tra ngoại quan và kiểm tra vận hành máy phát điện dự trữ quốc gia ra sao?
Theo Mục 3.1.1 và Mục 3.1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2017/BTC quy định:
3.1. Kiểm tra ngoại quan
3.1.1. Lấy mẫu
Lấy ngẫu nhiên một số máy phát điện trong các máy phát điện nhập kho để kiểm tra ngoại quan. Số máy phát điện được kiểm tra tối thiểu là 2% số lượng máy phát điện của lô nhưng không ít hơn 2 chiếc.
3.1.2. Nội dung kiểm tra
Theo quy định tại điểm 4.3.2.1 khoản 4.3 Mục 4 của Quy chuẩn này.
3.2. Kiểm tra vận hành
3.2.1. Lấy mẫu (không thuộc số lượng máy phát điện tại điểm 3.1.1 của Quy chuẩn này)
Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong quá trình giao nhận để kiểm tra vận hành là 5% nhưng không ít hơn:
- 3 máy khi số lượng máy nhập tại một điểm kho từ 20 máy đến 50 máy;
- 2 máy khi số lượng máy nhập tại một điểm kho nhỏ hơn 20 máy.
3.2.2. Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại điểm 4.3.2.2 khoản 4.3 Mục 4 của Quy chuẩn này.
Tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng máy phát điện dự trữ quốc gia phải thực hiện đăng ký hoạt động như thế nào?
Theo Mục 3.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2017/BTC quy định về việc kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như sau:
Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
3.3.1. Lấy mẫu
Đối với lô máy phát điện của mỗi nhà sản xuất có số lượng không lớn hơn 50 chiếc thì khi giao nhận lấy ngẫu nhiên tối thiểu 01 chiếc máy phát điện để kiểm tra. Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi. Nếu các mẫu kiểm tra lại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, đồng thời mẫu kiểm tra lần đầu được khắc phục hoặc thay thế đảm bảo chất lượng thì lô máy phát điện được chấp nhận nhập kho dự trữ quốc gia. Nếu kiểm tra lần hai mà có mẫu không đạt (chỉ cần một chỉ tiêu kỹ thuật không đạt) thì đơn vị nhập hàng lập biên bản không chấp nhận lô máy phát điện và yêu cầu nhà cung cấp thay thế lô máy phát điện khác và kiểm tra lại theo quy định.
3.3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật phải kiểm tra
Kiểm tra các chỉ tiêu: Công suất đầu phát, điện áp ra, tổng độ biến dạng sóng hài điện áp, tần số, hệ số công suất, cấp chịu nhiệt, giới hạn độ tăng nhiệt của cuộn dây, giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn) theo quy định tại khoản 2.1 Mục 2 của Quy chuẩn này.
3.3.3. Phương pháp thử
3.3.3.1. Công suất đầu phát, điện áp ra, tổng độ biến dạng sóng hài điện áp, tần số, hệ số công suất, cấp chịu nhiệt, giới hạn độ tăng nhiệt của cuộn dây kiểm tra theo TCVN 6627-1: 2014 (IEC 60034-1:2010) Máy điện quay - Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng hoặc TCVN 9729-6: 2013 (ISO 8528-6: 2005) Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phần 6: Phương pháp thử.
3.3.3.2. Kiểm tra giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn) theo TCVN 6627-9: 2011 (IEC 60034-9: 2007) Máy điện quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn.
3.3.4. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng máy phát điện dự trữ quốc gia phải thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Theo đó, tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng máy phát điện dự trữ quốc gia phải thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.