Tổ chức thi hành pháp luật là gì? Ai lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật?

Anh có thắc mắc: Tổ chức thi hành pháp luật là gì? Ai lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành. Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh T. (Hậu Giang)

Tổ chức thi hành pháp luật là gì?

Hiện nay, theo Hiến pháp 2013 cũng như trong các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan không có quy định nào định nghĩa cụ thể "Tổ chức thi hành pháp luật là gì".

Tổ chức thi hành pháp luật được hiểu là hoạt động mang tính tổ chức đưa pháp luật thực định vào đời sống nhà nước và đời sống xã hội, làm cho pháp luật sau khi ban hành có hiệu lực thực thi trong thực tế.

Tổ chức thi hành pháp luật là để các chủ thể tuân theo các các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực trong thực tế; góp phần làm cho xã hội thượng tôn pháp luật mang tính chất tự giác.

Ai lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật?

Người lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật được căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí:
...

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.

Tổ chức thi hành pháp luật là gì?

Tổ chức thi hành pháp luật là gì? Ai lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật? (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ là ai?

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013.

Vai trò của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013 như sau:

Điều 95.
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Chính phủ thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,359 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào