Tổ chức tài chính quốc tế gồm những tổ chức nào? Hệ số rủi ro tín dụng đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế?

Tổ chức tài chính quốc tế gồm những tổ chức nào? Hệ số rủi ro tín dụng (CRW) đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là bao nhiêu %? Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản nợ xấu được áp dụng thế nào?

Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm những tổ chức nào?

Theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì tổ chức tài chính quốc tế gồm có:

(1) Nhóm ngân hàng thế giới gồm:

- Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD),

- Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC),

- Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association-IDA),

- Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency- MIGA);

(2) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);

(3) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The Africa Development Bank - AfDB);

(4) Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);

(5) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank - IADB);

(6) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);

(7) Quỹ Đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);

(8) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);

(9) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);

(10) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);

(11) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);

(12) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.

Tổ chức tài chính quốc tế gồm những tổ chức nào? Hệ số rủi ro tín dụng đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế?

Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm những tổ chức nào? (Hình từ Internet)

Hệ số rủi ro tín dụng (CRW) đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là bao nhiêu %?

Hệ số rủi ro tín dụng (CRW) đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế được quy định tại Điều 9 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Hệ số rủi ro tín dụng (CRW)
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại tài sản theo quy định tại Điều này và hướng dẫn tại Phụ lục 6 để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.
Khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, ngân hàng được áp dụng hệ số rủi ro theo quy định tại nước sở tại đối với các khoản phải đòi của công ty con, công ty liên kết, chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài.
2. Đối với tài sản là tiền mặt, vàng và các khoản tương đương tiền mặt của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ số rủi ro tín dụng là 0%.
3. Đối với tài sản là khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách, hệ số rủi ro tín dụng là 0%. Đối với khoản phải đòi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), hệ số rủi ro là 20%.
4. Đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế, hệ số rủi ro tín dụng là 0%.
5. Đối với tài sản là khoản phải đòi chính phủ, ngân hàng Trung ương các nước, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:
...

Như vậy, theo quy định trên thì hệ số rủi ro tín dụng (CRW) đối với tài sản là khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là 0%.

Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản nợ xấu được áp dụng thế nào?

Hệ số rủi ro tín dụng đối với khoản nợ xấu được quy định tại khoản 13 Điều 9 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Hệ số rủi ro tín dụng (CRW)
...
13. Đối với khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
a) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu (trừ khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu), hệ số rủi ro tín dụng là 150%;
b) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể từ 20% đến 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng là 100%;
c) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể lớn hơn 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà và có dự phòng cụ thể từ 20% giá trị của khoản nợ xấu trở lên, hệ số rủi ro tín dụng là 50%.
14. Đối với tài sản là các khoản phải thu phát sinh từ việc bán nợ xấu (không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong quá trình bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam), hệ số rủi ro tín dụng là 200%.
...

Theo đó, đối với khoản nợ xấu thì hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

(1) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu (trừ khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu), hệ số rủi ro tín dụng là 150%;

(2) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể từ 20% đến 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng là 100%;

(3) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể lớn hơn 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà và có dự phòng cụ thể từ 20% giá trị của khoản nợ xấu trở lên, hệ số rủi ro tín dụng là 50%.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,166 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào