Tổ chức rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sau phiên tòa hình sự do ai đề xuất?
- Tổ chức rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sau phiên tòa hình sự do ai đề xuất?
- Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự được gửi đến Viện kiểm sát cấp nào?
- Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự bị kháng cáo, kháng nghị phát hiện vi phạm trong hoạt động kiểm sát khởi tố thì Kiểm sát viên có cần phải thông báo rút kinh nghiệm không?
Tổ chức rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sau phiên tòa hình sự do ai đề xuất?
Căn cứ theo Điều 32 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sau phiên tòa
Căn cứ vào tính chất vụ án và kết quả xét xử, Kiểm sát viên đề xuất hoặc lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định tổ chức rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Theo đó, việc tổ chức rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sau phiên tòa hình sự do Kiểm sát viên đề xuất hoặc lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định tổ chức rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Tổ chức rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử (Hình từ Internet)
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự được gửi đến Viện kiểm sát cấp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm
...
4. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên phát hiện có vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng, thì thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong toàn quốc; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự trung ương gửi Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi Viện kiểm sát quân sự khu vực.
5. Việc gửi báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Việc gửi thông báo quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra văn bản thông báo.
Theo đó, thì thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Bên cạnh đó, thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về thực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử hình sự gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong toàn quốc;
Và thông báo rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự bị kháng cáo, kháng nghị phát hiện vi phạm trong hoạt động kiểm sát khởi tố thì Kiểm sát viên có cần phải thông báo rút kinh nghiệm không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 40 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị
1. Khi được phân công giải quyết vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ, xem xét lý do yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và thủ tục tố tụng vụ án; nghiên cứu kỹ các chứng cứ xác định có tội, các chứng cứ xác định vô tội, tình tiết khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, nghiên cứu kỹ bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, biên bản nghị án, ý kiến của Kiểm sát viên, biên bản phiên tòa, bản án, dư luận báo chí, ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm sát có thẩm quyền sau xét xử sơ thẩm. Phát hiện và đề xuất những vấn đề cần điều tra xác minh bổ sung; đề xuất triệu tập những người tham gia phiên tòa; nếu thấy cần thiết thì xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Việc báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo Điều 9 Quy chế này.
2. Kiểm sát viên phải kiểm sát biện pháp ngăn chặn để đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, khi phát hiện vi phạm trong hoạt động kiểm sát khởi tố, điều tra, kiểm sát giam, giữ, thi hành án hình sự hoặc các vi phạm khác, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị, kiến nghị hoặc thông báo rút kinh nghiệm.
Theo đó, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự bị kháng cáo, kháng nghị phát hiện vi phạm trong hoạt động kiểm sát khởi tố thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị, kiến nghị hoặc thông báo rút kinh nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.