Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Việc xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cần dựa trên cơ sở nào theo quy định pháp luật? Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cần dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Theo đó, để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cần căn cứ vào:

(1) Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

(2) Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

(3) Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động? (Hình từ Internet).

Tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ gì trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:

Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động có nghĩa vụ đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động cần thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

Kết quả quan trắc môi trường lao động phải được lập thành bao nhiêu bản?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định về quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động như sau:

Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản.

Theo đó, gửi 01 bản kết quả quan trắc môi trường lao động cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Tải Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động tại đây:

Tải về

Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
407 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào