Tổ chức quản lý điểm du lịch có bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch khi không có hệ thống điện theo quy định không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau tổ chức quản lý điểm du lịch có bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch khi không có hệ thống điện theo quy định không? Câu hỏi của anh O.U.Y đến từ Lâm Đồng.

Tổ chức quản lý điểm du lịch có bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch khi không có hệ thống điện theo quy định không?

Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch như sau:

Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kết nối giao thông, thông tin liên lạc theo quy định;
b) Không có hệ thống điện theo quy định;
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng các biện pháp cản trở việc tham quan của khách du lịch ở những nơi được phép vào tham quan theo quy định;
b) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm i và điểm k khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch hoặc khu du lịch đối với hành vi quy định tại điểm l khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tổ chức quản lý điểm du lịch có thể bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng khi không có hệ thống điện theo quy định.

Đồng thời, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Điểm du lịch

Tổ chức quản lý điểm du lịch có bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận điểm du lịch khi không có hệ thống điện theo quy định không? (Hình từ Internet)

Hệ thống điện có phải là điều kiện bắt buộc trong việc xét công nhận điểm du lịch hay không?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:

Điều kiện công nhận điểm du lịch
1. Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
2. Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
b) Có điện, nước sạch;
c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, một trong những điều kiện bắt buộc khi công nhận điểm du lịch là phải có hệ thống điện theo quy định.

Nội dung quy hoạch về du lịch được quy định như thế nào?

Nội dung quy hoạch về du lịch được quy định tại Điều 21 Luật Du lịch 2017; cụ thể như sau:

- Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

- Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

- Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư.

- Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

540 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào