Tổ chức nào sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em? Tổ chức đó có nhiệm vụ, nghĩa vụ gì?

Với trẻ em thì rất khó để có thể thể hiện tiếng nói, nguyện vọng để đảm bảo cho quyền lợi của mình. Vậy tôi muốn được biết có cơ quan nào sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em để đảm bảo quyền lợi cho chúng không? Nếu có thì các cơ quan này có quyền lợi và trách nhiệm như thế nào? Ngoài ra pháp luật có quy định để trẻ em có thể tự mình bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp từ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi xin cảm ơn!

Tổ chức nào sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 77 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:

Điều 77. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em
1. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Như vậy, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

Tổ chức nào sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em? Tổ chức đó có nhiệm vụ, nghĩa vụ gì?

Tổ chức nào sẽ đứng ra đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em? Tổ chức đó có nhiệm vụ, nghĩa vụ gì?

Tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ gì?

Theo quy định thì Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tại khoản 2 Điều 77 Luật Trẻ em 2016 có quy định về nhiệm vụ của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh như sau:

- Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em;

- Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;

- Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;

- Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em.

Phạm vi các vấn đề về trẻ em mà trẻ em có thể tự tham gia là các vấn đề nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Trẻ em 2016 (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 11 Luật số 28/2018/QH14) thì các vấn đề sau đây phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em bao gồm:

- Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

- Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình

Pháp luật có quy định gì để trẻ em có thể tự mình bảo vệ quyền lợi của mình?

Để trẻ em có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình pháp luật có quy định tại Điều 78 Luật Trẻ em 2016 về bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em như sau:

Điều 78. Bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em quy định tại Điều 74 của Luật này và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quan tâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp;
c) Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng;
d) Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em;
đ) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được lắng nghe, tiếp nhận, xem xét, giải quyết và phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực.
2. Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm.
3. Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,867 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào