Tổ chức muốn gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể vào bảo tàng công lập thì hồ sơ gồm những gì?
- Tổ chức muốn gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể vào bảo tàng công lập thì hồ sơ gồm những gì?
- Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập có những tiêu chí nào?
- Trình tự bên gửi và bên nhận gửi phối hợp thực hiện việc gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập được thực hiện như thế nào?
Tổ chức muốn gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể vào bảo tàng công lập thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về hồ sơ gửi tài liệu, hiện vật như sau:
Hồ sơ gửi tài liệu, hiện vật
Hồ sơ gửi tài liệu, hiện vật do Bên gửi lập; thành phần Hồ sơ quy định như sau:
1. Hồ sơ gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể:
a) Văn bản đề nghị gửi tài liệu, hiện vật (đối với tổ chức), theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; Đơn đề nghị gửi tài liệu, hiện vật (đối với cá nhân), theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân Việt Nam), bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài), bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (đối với tổ chức); trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc của các bản sao để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực;
c) Phiếu thông tin tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, theo Mẫu số 3A ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao Phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể hoặc bản sao Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong tài liệu, hiện vật gửi có công chứng hoặc chứng thực (đối với di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê);
đ) Giấy ủy quyền gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể có công chứng hoặc chứng thực (trường hợp Bên gửi là cá nhân ủy quyền cho người khác thực hiện việc gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể vào bảo tàng công lập thì hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị gửi tài liệu, hiện vật (đối với tổ chức), theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (đối với tổ chức); trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc của các bản sao để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực;
- Phiếu thông tin tư liệu di sản văn hóa phi vật thể;
- Bản sao Phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể hoặc bản sao Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong tài liệu, hiện vật gửi có công chứng hoặc chứng thực (đối với di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê);
- Giấy ủy quyền gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể có công chứng hoặc chứng thực (trường hợp Bên gửi là cá nhân ủy quyền cho người khác thực hiện việc gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể).
Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể (Hình từ Internet)
Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập có những tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về tiêu chí xác định tài liệu, hiện vật được gửi như sau:
Tiêu chí xác định tài liệu, hiện vật được gửi
1. Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể được gửi phải có đủ các tiêu chí sau đây:
a) Là tư liệu di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; ưu tiên tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Có khả năng bảo quản lâu dài;
c) Không thuộc đối tượng pháp luật cấm tàng trữ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập phải có đày đủ những tiêu chí sau:
- Là tư liệu di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; ưu tiên tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Có khả năng bảo quản lâu dài;
- Không thuộc đối tượng pháp luật cấm tàng trữ.
Trình tự bên gửi và bên nhận gửi phối hợp thực hiện việc gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về thủ tục nhận gửi tài liệu, hiện vật như sau:
Thủ tục nhận gửi tài liệu, hiện vật
1. Bên gửi phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ Hồ sơ gửi tài liệu, hiện vật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này cho Bên nhận gửi.
2. Bên nhận gửi tiếp nhận, xem xét Hồ sơ gửi tài liệu, hiện vật; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ, Bên nhận gửi phải trả lời bằng văn bản cho Bên gửi việc đồng ý nhận gửi hoặc không nhận gửi, trường hợp không nhận gửi phải nêu rõ lý do.
3. Bên nhận gửi và Bên gửi cùng nhau thỏa thuận để thống nhất kế hoạch thực hiện việc gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật.
4. Bên gửi và Bên nhận gửi phối hợp thực hiện việc gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra Hồ sơ và tài liệu, hiện vật gửi;
b) Ký Hợp đồng gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật, theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thực hiện việc giao, nhận tài liệu, hiện vật gửi và lập Biên bản giao, nhận tài liệu, hiện vật, theo Mẫu số 5A ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật theo quy định tại khoản 4 Điều này tối đa là 05 ngày làm việc; trường hợp gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật có số lượng lớn, hai bên tự thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự bên gửi và bên nhận gửi phối hợp thực hiện việc gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể gửi vào bảo tàng công lập được thực hiện sau:
- Kiểm tra Hồ sơ và tài liệu, hiện vật gửi;
- Ký Hợp đồng gửi, nhận gửi tài liệu, hiện vật;
- Thực hiện việc giao, nhận tài liệu, hiện vật gửi và lập Biên bản giao, nhận tài liệu, hiện vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.