Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh có bị đình chỉ hoạt động thể thao không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh hay không?
Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2019/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao như sau:
Vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm yêu cầu trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc và cứu hộ theo quy định;
b) Không bảo đảm yêu cầu về trạm quan sát theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng mô tô nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động thể thao trên sông, trên biển, trên hồ hoặc suối lớn không có xuồng máy cứu sinh theo quy định.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện; kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm; kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước.
…
Theo tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/ND-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh có bị đình chỉ hoạt động thể thao không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2019/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao như sau:
Vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao
…
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh thì bị đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2019/ND-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
…
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng đối với tổ chức và đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn.
Hành vi tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh cao nhất có thể là 30.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tổ chức kinh doanh hoạt động thể thao trên sông mà không có xuồng máy cứu sinh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.