Tổ chức kiểm toán độc lập có được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong hai năm liên tiếp hay không?
- Yêu cầu số năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
- Tổ chức kiểm toán độc lập có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hay không?
- Tổ chức kiểm toán độc lập có được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong hai năm liên tiếp hay không?
Yêu cầu số năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Tổ chức kiểm toán độc lập có được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong hai năm liên tiếp hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 11 Thông tư 39/2011/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-NHNN) quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán tổ chức tín dụng như sau:
– Đã thành lập và có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu 03 năm;
– Có vốn chủ sở hữu, vốn được cấp từ 10 tỷ đồng trở lên;
– Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên;
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề tham gia kiểm toán một ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, phải có ít nhất 03 kiểm toán viên hành nghề có từ 02 năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trở lên.
– Các kiểm toán viên hành nghề và người đại diện tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2011/TT-NHNN;
– Không có quan hệ mua trái phiếu, mua tài sản, góp vốn, liên doanh, mua cổ phần với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán;
– Không là khách hàng đang được cấp tín dụng và được cung cấp các dịch vụ khác với điều kiện ưu đãi của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kiểm toán;
– Không kiểm toán độc lập chính ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó trong thời gian 05 năm liên tiếp liền kề trước năm kiểm toán;
– Không bị xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập trong 02 năm liền kề trước năm kiểm toán;
– Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng theo công bố của Bộ Tài chính cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thuộc danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
– Không thuộc những trường hợp không được kiểm toán theo quy định tại Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011;
– Đáp ứng các quy định khác về kiểm toán độc lập quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập.
Như vậy, tổ chức kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên. Trong đó:
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề tham gia kiểm toán một ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Phải có ít nhất 03 kiểm toán viên hành nghề có từ 02 năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trở lên.
Tổ chức kiểm toán độc lập có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hay không?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề tham gia kiểm toán tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 18, Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập và các quy định khác của pháp luật hiện hành về kiểm toán độc lập.
…
Dẫn chiếu theo khoản 5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.
3. Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì tổ chức kiểm toán độc lập phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Tổ chức kiểm toán độc lập có được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong hai năm liên tiếp hay không?
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:
Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
b) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
c) Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;
e) Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;
g) Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính doanh nghiệp kiểm toán;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ trên quy định tổ chức kiểm toán độc lập không được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định nêu trên có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Như vậy, nếu thuộc một trong 02 trường hợp quy định nêu trên thì tổ chức kiểm toán độc lập không được thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng trong hai năm liên tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.