Tổ chức Kiểm ngư là Cục Kiểm ngư được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện nay không?

Tổ chức Kiểm ngư là Cục Kiểm ngư có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Tổ chức Kiểm ngư được quy định như thế nào? Nội dung chi cho hoạt động của Tổ chức Kiểm ngư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp duy trì hằng năm là gì? Câu hỏi của anh Tú đến từ Bình Thuận.

Tổ chức Kiểm ngư là Cục Kiểm ngư có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?

Căn cứ Điều 62 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức Kiểm ngư
1. Kiểm ngư trung ương được tổ chức như sau:
a) Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Kiểm ngư có các phòng chuyên môn, các Chi cục Kiểm ngư Vùng và Trung tâm phục vụ hoạt động Kiểm ngư;
b) Chi cục Kiểm ngư Vùng có các phòng chuyên môn, đội tàu Kiểm ngư và Trạm Kiểm ngư;
c) Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;
d) Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có con dấu riêng để giao dịch hành chính và thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Chiếu theo quy định này, Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổ chức kiểm ngư và có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng. Đồng thời được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm ngư Việt Nam

Tổ chức kiểm ngư Việt Nam (hình từ Internet)

Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Tổ chức Kiểm ngư được quy định như thế nào?

Theo Điều 64 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Tổ chức kiểm ngư như sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động kiểm ngư theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:

- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư trung ương, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;

- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;

Nội dung chi cho hoạt động của Tổ chức Kiểm ngư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp duy trì hằng năm là gì?

Theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về nội dung chi cho hoạt động Kiểm ngư từ nguồn ngân sách nhà nước cấp duy trì hằng năm bao gồm các nội dung sau:

- Chi trực đường dây nóng đảm bảo xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nhiệm vụ trực khác được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng đi biển cho công chức, Kiểm ngư viên, Thuyền viên, người làm việc trên tàu Kiểm ngư trong thời gian đi biển theo quy định;

- Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên ngành Kiểm ngư;

- Chi nguyên, nhiên vật liệu cho tàu Kiểm ngư thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành;

+ Thực hiện công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục các sự cố trên biển;

+ Phối hợp cùng lực lượng liên quan tuần tra, kiểm tra, xử lý tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài;

+ Tham gia bảo vệ chủ quyền trên vùng biển, đảo Việt Nam theo quy định;

- Chi mua bảo hiểm cho đội tàu Kiểm ngư bao gồm (bảo hiểm con người làm việc trên tàu Kiểm ngư, bảo hiểm tàu, xuồng kiểm ngư); và các loại thuế, phí khác theo quy định;

- Chi cho các hoạt động sau:

+ Thu thập, mua tin từ cộng tác viên, xử lý thông tin, tài liệu, vật chứng liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;

+ Chi hoạt động điều tra, trưng cầu giám định về các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;

- Chi thuê vị trí cập tàu và khu vực neo đậu cho đội tàu kiểm ngư và tàu thuyền vi phạm bị lực lượng Kiểm ngư tạm giữ để xử lý;

- Chi phí sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu, xuồng Kiểm ngư;

- Chi mua sắm phương tiện, tàu, xuồng kiểm ngư, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị chuyên dùng, trang phục cho lực lượng Kiểm ngư; mua sắm vật tư, thiết bị tiêu hao, thuốc, thiết bị y tế phục vụ sơ cứu trên các tàu, xuồng kiểm ngư;

- Chi xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu và duy trì vận hành hệ thống thông tin về Kiểm ngư;

- Chi tuyên truyền, đưa tin nóng trên truyền hình, phổ biến, giáo dục pháp luật về Kiểm ngư; thiết kế, in ấn biểu mẫu chuyên ngành Kiểm ngư;

- Chi tiền công, tiền lương và các khoản theo lương cho cán bộ hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng lao động;

- Chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thực thi pháp luật về thủy sản và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển;

- Chi công tác học hỏi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra, kiểm tra trên biển với lực lượng Kiểm ngư các quốc gia khác;

- Chi thăm hỏi, động viên hỗ trợ cán bộ và ngư dân khi tham gia trên biển bị tai nạn hoặc tử vong; không quá 5 triệu đồng/người bị tử vong, 2 triệu đồng/người bị thương;

- Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động Kiểm ngư.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,185 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào