Tổ chức kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám có bắn pháo hoa không? Lễ Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng tám được tổ chức như thế nào?
Ngày Cách mạng Tháng Tám có được xem là ngày lễ lớn trong năm?
Các ngày lễ lớn được quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8) được xem là ngày lễ lớn trong năm.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám không thuộc trường hợp người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương.
Trường hợp ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.
Tổ chức kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám có bắn pháo hoa không? Ngày Cách mạng Tháng Tám có được xem là ngày lễ lớn trong năm? (Hình từ Internet)
Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám có bắn pháo hoa không?
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám không thuộc các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Tuy nhiên, trường hợp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định cho phép sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì có thể bắn pháo hoa nổ kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cá nhân có thể sử dụng pháo hoa để kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Lễ Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng tám được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
...
Do đó, Lễ Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng tám được tổ chức được tổ chức theo năm khác, cụ thể như sau:
(1) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
(2) Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
(3) Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;
(4) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
(5) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.