Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y thì bị xử phạt thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề khảo nghiệm thuốc thú y. Cho tôi hỏi tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y thì bị xử phạt thế nào? Và cho tôi hỏi thêm là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y không? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh Hoàng Long ở Lâm Đồng.

Việc khảo nghiệm thuốc thú y chỉ được tiến hành khi nào?

Theo Điều 84 Luật Thú y 2015 quy định về khảo nghiệm thuốc thú y như sau:

Khảo nghiệm thuốc thú y
1. Việc khảo nghiệm thuốc thú y phải được thực hiện đối với tất cả thuốc thú y trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn khảo nghiệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc khảo nghiệm thuốc thú y chỉ được tiến hành sau khi có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y của Cục Thú y và do tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc thú y quy định tại Điều 88 của Luật này thực hiện.

Theo quy định trên, việc khảo nghiệm thuốc thú y chỉ được tiến hành sau khi có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y của Cục Thú y và do tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc thú y.

Khảo nghiệm thuốc thú y

Khảo nghiệm thuốc thú y (Hình từ Internet)

Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 16 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về thủ tục khảo nghiệm thuốc thú y như sau:

Vi phạm về thủ tục khảo nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ tài liệu liên quan đến việc khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y;
b) Sử dụng Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y hết hiệu lực.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y đối với hành vi mua bán quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y bị tẩy xóa, sửa chữa quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo quy định trên, tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y nhưng không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 12.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt tổ chức này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

442 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào