Tổ chức được cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông hay không?
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển chỉ cần có đơn đề nghị sửa đổi đúng không?
- Thời hạn xử lý đề nghị sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cụ thể là bao lâu?
- Tổ chức được cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông hay không?
Hồ sơ đề nghị sửa đổi nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển chỉ cần có đơn đề nghị sửa đổi đúng không?
Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 25 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cụ thể như sau:
"Điều 25. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển
[...]
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
a) Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, tổ chức được cấp phép phải gửi 5 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có thay đổi về tên tổ chức được cấp phép, thay đổi thông tin về tuyến cáp được lắp đặt.
Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, tổ chức được cấp phép không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép viễn thông nhưng phải thông báo cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi."
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo mô tả chi tiết nội dung bổ sung, sửa đổi và các tài liệu có liên quan khác. Tổ chức nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;"
Theo quy định trên, thành phần hồ sơ đề nghị sửa đổi nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển ngoài đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì còn cần có những tài liệu sau đây:
- Báo cáo mô tả chi tiết nội dung sửa đổi
- Các tài liệu có liên quan khác
Số lượng hồ sơ cần gửi tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là 05 bộ.
Thời hạn xử lý đề nghị sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cụ thể là bao lâu?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 25 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cụ thể như sau:
"3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
[...]
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu cần triển khai cho tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép biết."
Theo đó, khi tiếp nhận được hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo đúng trình tự, thủ tục nêu trên. Bạn có thể căn cứ vào thời hạn luật định để theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.
Tổ chức được cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông hay không?
Tổ chức được cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có quy định liên quan đến phí quyền hoạt động viễn thông cụ thể như sau:
"Điều 30. Phí quyền hoạt động viễn thông
1. Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Viễn thông nhằm thi hành chính sách của Nhà nước về viễn thông trong từng thời kỳ và bảo đảm bù đắp chi phí cho công tác quản lý viễn thông. Khoản nộp phí quyền hoạt động viễn thông được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
2. Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo nguyên tắc sau:
a) Doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng: Nộp hằng năm theo mức cố định, mức nộp tùy thuộc vào loại mạng viễn thông, phạm vi, quy mô mạng viễn thông, số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ để thiết lập mạng và mức độ sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
b) Doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông: Nộp hằng năm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu các dịch vụ viễn thông quy định tại giấy phép, mức nộp tối đa không quá 1% doanh thu các dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn một mức cố định tùy theo dịch vụ được phép cung cấp và số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ;
c) Tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép;
d) Tổ chức được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép và cho mỗi lần tàu vào khảo sát, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng hạn phí quyền hoạt động viễn thông theo thông báo của cơ quan cấp phép.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông."
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy tổ chức được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển có trách nhiệm phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép và cho mỗi lần tàu vào khảo sát, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.