Tổ chức có thể yêu cầu bảo mật thông tin khi bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không?
Tổ chức có thể yêu cầu bảo mật thông tin khi bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Gửi ý kiến về các dự thảo kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
c) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
d) Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
đ) Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
e) Ủy quyền cho bên khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
g) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
h) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện của Việt Nam.
...
Theo đó, nếu tổ chức của bạn đang bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại thì tổ chức có quyền yêu cầu cơ quan điều tra bảo mật thông tin.
Tổ chức có thể yêu cầu bảo mật thông tin khi bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không? (Hình từ Internet)
Việc bảo mật thông tin khi bị điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại được áp dụng với những thông tin nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về các thông tin phải được bảo mật khi điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại như sau:
Đề nghị bảo mật thông tin trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Cơ quan điều tra xem xét, chấp thuận đề nghị bảo mật thông tin do Bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cung cấp, gồm có:
a) Các bí mật kinh doanh liên quan đến tính chất của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất;
b) Các thông tin không công khai về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí bán hàng; điều khoản bán hàng; giá bán của từng giao dịch cụ thể, giao dịch dự kiến, hoặc các chào bán khác; thông tin của các khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp; thông tin tài chính của doanh nghiệp;
c) Thông tin về biên độ bán phá giá của từng doanh nghiệp cụ thể trong vụ việc điều tra chống bán phá giá;
d) Thông tin về khoản lợi ích mà Bên bị yêu cầu được hưởng đối với từng chương trình trợ cấp đang bị điều tra hoặc rà soát trong vụ việc điều tra chống trợ cấp, ngoại trừ các thông tin mô tả hoạt động của chương trình, khoản lợi ích được ghi trong các tài liệu hoặc được đăng tải công khai; tỷ lệ trợ cấp theo giao dịch bán hàng được tính cho từng Bên bị yêu cầu trong một chương trình;
đ) Các thông tin khác mà cơ quan điều tra xác định rằng nếu công khai có khả năng gây nguy hại đáng kể đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung cấp thông tin đó thu thập được thông tin hoặc gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của bên cung cấp thông tin.
Như vậy, việc bảo mật thông tin khi bị điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại được thực hiện với những thông tin theo quy định pháp luật nêu trên.
Khi tiếp nhận thông tin bảo mật thì cơ quan điều tra cần thực hiện những gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan điều tra chịu trách nhiệm bảo mật thông tin như sau:
Bảo mật thông tin
1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm công khai thông tin không bảo mật liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Việc công khai thông tin được thực hiện qua phương thức điện tử hoặc phương thức khác phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của Cơ quan điều tra.
2. Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin do bên liên quan cung cấp gồm:
a) Bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin mà bên cung cấp cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.
3. Các thông tin do bên liên quan cung cấp phải được lập thành 02 bản gồm bản thông tin bảo mật và bản thông tin công khai. Đối với các thông tin bảo mật, bên liên quan phải gửi kèm bản giải trình chi tiết về lý do đề nghị bảo mật và bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật có thể công bố công khai cho các bên liên quan khác.
4. Trường hợp không chấp nhận đề nghị bảo mật của bên cung cấp thông tin hoặc bên cung cấp thông tin không cung cấp bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan điều tra sẽ không sử dụng thông tin này.
5. Trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra hạn chế công khai thông tin về vụ việc.
Theo quy định trên thì cơ quan điều tra khi tiếp nhận thông tin bảo mật thì hải lập thành 02 văn bản gồm bản thông tin bảo mật và bản thông tin công khai.
Đối với các thông tin bảo mật, bên liên quan phải gửi kèm bản giải trình chi tiết về lý do đề nghị bảo mật và bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật có thể công bố công khai cho các bên liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.